Rối loạn tiêu hóa có thể phòng ngừa được không?
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề phổ biến mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. Tình trạng này có thể gây ra khó chịu, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa và cải thiện rối loạn tiêu hóa thông qua việc thay đổi thói quen ăn uống và chăm sóc sức khỏe.
Rối loạn tiêu hoá (Dyspepsia)
Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hoá (Dyspepsia) là tình trạng hệ tiêu hóa bị suy giảm gây nên các triệu chứng phổ biến như đau dai dẳng, râm ran và khó chịu, có cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên, đầy hơi, đầy bụng , khó tiêu, đại tiện bất thường, chán ăn,…
Rối loạn tiêu hóa vẫn có thể phòng ngừa được bằng cách loại bỏ các tác nhân gây rối loạn tiêu hóa như đồ ăn ôi, thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh, các thực phẩm không rõ nguồn gốc, chế biến không đúng cách và không đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh. Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn…
Chế độ ăn uống như nào là hợp lý?
Với chế độ ăn thất thường, không cân bằng các nhóm chất đều có thể gây ra rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt đối với những người ít hoặc không nạp chất xơ, vitamin và khoáng chất, uống ít nước trong chế độ ăn hàng ngày thì khả năng rối loạn tiêu hóa sẽ cao hơn.
Chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiêu hóa
Để đảm bảo chế độ ăn uống trị rối loạn tiêu hóa, chúng ta cần theo các nguyên tắc sau:
- Ăn chín uống sôi:
Ăn chín uống sôi là nguyên tắc quan trọng nhất trong an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó có rối loạn tiêu hóa. Việc ăn chín uống sôi giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây nên các bệnh đường tiêu hóa và giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Ăn thức ăn có lợi cho hệ tiêu hóa và tránh các thực phẩm ảnh hưởng xấu lên hệ tiêu hóa
Thức ăn giàu chất xơ: Thức ăn như rau xanh, quả và ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.Tránh sử dụng đồ uống có cồn, rượu bia, thuốc lá, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị.
- Tạo thói quen đi vệ sinh khoa học
Nên tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn, đúng giờ, thường xuyên vận động.
- Uống nhiều nước:
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2-3 lít/ngày. Cụ thể hơn, chúng ta có thể uống 1 lít nước cho mỗi 25kg cân nặng.
Nước giúp hỗ trợ các chức năng tiêu hóa: giúp bù lại lượng nước mất đi do các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn mửa, đồng thời giúp thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Bổ sung men vi sinh:
Men vi sinh là sự hỗ trợ cần thiết cho hệ tiêu hóa giúp bổ sung vi khuẩn tốt cho đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và mang lại rất nhiều lợi ích khác.
Có thể dùng thuốc để phòng ngừa bệnh không?
Rối loạn tiêu hóa và cách điều trị bằng thuốc hiện nay cũng được nhiều người quan tâm. Có nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân gây khó tiêu và tình trạng bệnh của mỗi người. Trước khi sử dụng bất kỳ các loại thuốc tiêu hóa nào bạn nên cần phải có chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa:
Thuốc làm giảm các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn:
- Domperidon là loại thuốc dùng khi bị buồn nôn, khó tiêu, trào ngược dạ dày,…
- Cylovanon: Đây là một loại thuốc được chỉ định khi bị đầy bụng, ợ hơi, táo bón. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng lợi mật.
- Maalox: Thuốc được sử dụng khi có bị khó tiêu, đầy bụng đi cùng với đó là ợ chua do thừa axit dịch vị.
- Metoclopramid: Khi người bệnh nôn hoặc có cảm giác buồn nôn thì đây là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này. Thuốc có tác dụng chống trào ngược dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
Trong trường hợp tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng:
- Berberin: có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột, làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Ngoài ra, thuốc còn kích thích tăng tiết mật giúp tiêu hóa tốt.
- Loperamid: đây là loại thuốc chỉ định để cầm tiêu chảy khi các triệu chứng tiêu chảy kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Dung dịch Oresol: bổ sung nước và các chất điện giải cho cơ thể khi bị tiêu chảy kéo dài.
Việc sử dụng thuốc phải có sự thăm khám và được sự đồng ý của bác sĩ
Tóm lại, chúng ta nên cải thiện lối sống, cách ăn uống để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài hoặc có các triệu chứng có khuynh hướng trở nên nghiêm trọng như sốt, tiêu chảy nhiều lần, nôn mửa nhiều,… Pharmacity khuyến nghị khách hàng nên đi thăm khám bác sĩ để phát hiện, chẩn đoán bệnh kịp thời cũng như có các lựa chọn điều trị phù hợp và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.
Xem thêm bài viết liên quan: