Những phương pháp trị mề đay hiệu quả tại nhà
Nổi mề đay là một trong các tình trạng dị ứng thường gặp. Nguyên nhân gây nổi mề đay rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người. Mề đay không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân, gây khó chịu và không thể tập trung làm việc hoặc học tập. Cùng tìm hiểu những phương pháp trị mề đay hiệu quả tại nhà ở bài viết dưới đây.
Hậu quả của mề đay
Mề đay là gì?
Nổi mề đay hay còn gọi là mẩn ngứa, mề đay là tình trạng da xuất hiện các nốt hay mảng sần, phồng rộp, sưng đỏ, thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Các nốt sần có kích thước và hình dạng khác nhau: hình tròn, hình bầu dục, hình khuyên (hình vòng); kích thước thay đổi từ dạng chấm vài ly đến mảng to hơn 10cm.
Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến, với khoảng 10% – 20% dân số thế giới mắc bệnh. Phần lớn, các trường hợp mắc mề đay đều có xu hướng thuyên giảm trong vòng 6 tuần, chỉ có 5% trường hợp bệnh kéo dài hay tái đi tái lại.
Khi người bệnh nổi mề đay nhưng không được điều trị sẽ đối diện nguy cơ phù mao mạch dị ứng: sưng phù mặt, mi mắt, môi, lưỡi hoặc cổ họng (các mô lỏng), nguy hiểm nhất là sưng họng gây bít tắt đường thở và dẫn đến tử vong trong vòng 4 phút nếu không cấp cứu kịp để giải phóng đường thở.
Có 2 dạng chính của bệnh, được chia ra dựa vào tiến triển bệnh:
- Nổi mề đay cấp tính: thời gian bệnh kéo dài là từ 24 giờ đến dưới 6 tuần.
- Nổi mề đay mạn tính: bệnh tái phát nhiều lần và kéo dài hơn 6 tuần.
Mề đay là một trong những bệnh da liễu phổ biến
Hậu quả của mề đay
Nổi mề đay không thể lây truyền từ người này sang người khác nhưng bệnh có khả năng tái phát nhiều lần ở cùng một người.
Mức độ nguy hiểm của bệnh còn tùy thuộc vào thể trạng cơ thể của người bệnh cũng như tình trạng mề đay là cấp tính hay mạn tính. Người bệnh thường thấy ngứa ngáy khủng khiếp và thường gãi để giảm bớt cảm giác khó chịu đó. Tuy nhiên, càng gãi thì càng ngứa và làm tổn thương vùng da khi gãi, dẫn đến trầy xước, nhiễm trùng và để lại thâm sẹo lâu dài.
Ở mức độ nguy hiểm hơn, khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng có thể dẫn đến những biến chứng chàm mạn tính, sưng mạch khí quản, nghẹt thở, khó thở do sưng mạch họng và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nếu mề đay phát triển trong đường tiêu hóa sẽ dẫn đến những cơn đau thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Đặc biệt, trường hợp bệnh mề đay ở não cực kỳ nguy hiểm bởi có thể gây phù nề não.
Dấu hiệu nổi mề đay
Một số triệu chứng phổ biến của nổi mề đay giúp bạn nhận biết dễ dàng hơn:
- Nổi các nốt sần màu trắng sữa có bọng nước thành cụm trên da như vết muỗi đốt, xung quanh có màu đỏ.
- Xuất hiện các vết ban đỏ sưng phồng hay còn gọi vết giác đỏ với nhiều hình dạng và kích thước như hình tròn, hình bầu dục,…
- Cảm giác ngứa da dữ dội, khiến người bệnh gãi không ngừng, làm tổn thương da.
- Vùng da bị nổi mề đay có thể sưng, viêm và có cảm giác nóng rát.
- Các vết mày đay nổi ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể.
Triệu chứng nổi mề đay có thể ảnh hưởng đến tinh thần của bệnh nhân, gây khó chịu và không thể tập trung làm việc hoặc học tập. Sự xuất hiện không thường xuyên và khó lường trước của các triệu chứng gây khó khăn cho người bệnh trong điều trị.
Các cách trị mề đay tại nhà
Tránh tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
Trước hết cần xác định các chất gây dị ứng trên và tránh xa các yếu tố gây nổi mề đay này.
Trong nhiều trường hợp, mề đay thường giảm dần và biến mất trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay nếu thấy các dấu hiệu sau:
- Khó thở
- Chóng mặt
- Sưng họng hoặc sưng mặt
Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn bị mề đay do phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cần chăm sóc khẩn cấp.
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng chườm lạnh
Biện pháp này được rất nhiều người áp dụng và có hiệu quả tích cực với cả nổi mề đay lẫn các dạng ngứa da, dị ứng da khác. Nhiệt độ thấp từ đá chườm có tác dụng làm mát da, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và người bệnh cũng giảm việc gãi ngứa da.
Tuy nhiên cần lưu ý chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đá lạnh bọc trong túi vải, chườm trong tối đa 10 phút để tránh gây bỏng lạnh cho da. Thực hiện cách này vài lần trong ngày đến khi triệu chứng nổi mề đay không còn nghiêm trọng.
Chườm lạnh có tác dụng làm mát da, xoa dịu cơn ngứa do nổi mề đay gây ra
Chữa nổi mề đay bằng lô hội
Lô hội là một trong những nguồn mỹ phẩm tự nhiên tốt, rẻ tiền nhưng hiệu quả được nhiều chị em sử dụng. Hơn nữa, rất nhiều sản phẩm dưỡng da hiện nay sử dụng chiết xuất lô hội do trong loại lá cây này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho da. Trong đó điển hình là Vitamin E giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu da và phục hồi làn da khỏe mạnh.
Tình trạng nổi mề đay hay các dạng viêm da, dị ứng da,…đều có thể dùng lô hội để làm dịu da, tăng tốc độ phục hồi da. Tuy nhiên vẫn có một số người có làn da nhạy cảm, có thể bị viêm da tiếp xúc khi dùng lô hội trực tiếp. Vì thế, hãy thử nghiệm trên vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên toàn bộ da bị nổi mề đay.
Lô hội chứa Vitamin E giúp giảm ngứa ngáy khó chịu, làm dịu da và phục hồi làn da khỏe mạnh
Cách chữa mề đay bằng lá khế
Lá khế cũng là một phương pháp dùng để trị nổi mề đay hiệu nghiệm. Dùng khoảng 1 nắm lá khế tươi bỏ vào chảo rang cho héo lại, tắt lửa để khoảng vài phút cho lá khế bớt nóng rồi dùng lá khế này đắp lên vùng da nổi mề đay, thực hiện nhiều lần trong ngày cho đến khi mề đay hết hẳn.
Bạn cũng có thể dùng cành và lá khế nấu nước tắm cũng là một trong các cách trị mề đay hiệu quả.
Lá khế giúp giảm ngứa, sát trùng cho người bị mề đay
Sử dụng thuốc chống ngứa không kê đơn
Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, giảm khó chịu do nổi mề đay thường dùng là thuốc kháng histamin. Thành phần thuốc tác dụng trực tiếp đến cơ chế sản sinh histamin gây ra nổi mề đay nên hiệu quả nhanh chóng.
Có một số loại thuốc kháng histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mề đay nhẹ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ bao gồm:
- Thuốc benadryl: tác dụng giảm mẩn, ngứa, tác dụng nhanh trong vòng 1 giờ sau khi uống nhưng có thể gây buồn ngủ.
- Thuốc bôi ngoài da calamine: làm mát da, giảm ngứa do nổi mề đay nhanh chóng, bôi trực tiếp trên vùng da bị bệnh.
- Thuốc cetirizine, loratadine, fexofenadine,…có tác dụng chống mẩn ngứa, mề đay lâu dài và ít gây buồn ngủ, có thể dùng cho người bị nổi mề đay nặng.
Thuốc kháng histamin không kê toa có thể dùng khi nổi mề đay nhẹ
Nếu bạn bị mề đay nghiêm trọng, dai dẳng và tái đi tái lại nhiều lần thì bạn nên khám bác sĩ da liễu để điều trị chứ không nên tự điều trị tại nhà. Bạn hãy đến khám bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu sau đây:
- Khó thở
- Tức ngực
- Chóng mặt
- Sưng mặt hoặc sưng họng
- Các triệu chứng kéo dài quá vài ngày
- Đau hoặc để lại vết thâm khi bị nổi mề đay
- Tình trạng không cải thiện mà tệ đi theo thời gian
Kết luận
Mề đay là một tình trạng dị ứng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả tại nhà bằng những phương pháp đơn giản như chườm lạnh, sử dụng lô hội hay lá khế. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên thử nghiệm trên một vùng da nhỏ trước khi áp dụng trên diện rộng. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và nếu tình trạng mề đay trở nên nghiêm trọng hoặc không thuyên giảm, đừng ngần ngại tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Chăm sóc da đúng cách và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn ngừa và đối phó với mề đay tốt hơn.