Những đối tượng nào dễ mắc bệnh giang mai?
Bệnh giang mai là một trong các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào cơ thể lây nhiễm cho da, miệng, cơ quan sinh dục và các vết xước trên da, niêm mạc khi tiếp xúc với dịch tiết từ tổn thương giang mai.
Do cấu tạo của bộ phận sinh dục mở, mà ở phụ nữ sẽ dễ bị lây nhiễm bệnh tình dục hơn nam giới, trong đó có bệnh giang mai. Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh giang mai, cách phòng chống và những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh giang mai nhé.
Triệu chứng thường gặp của bệnh giang mai
Bệnh giang mai chia nhiều thời kỳ và biểu hiện bệnh sẽ thay đổi theo từng thời kỳ như sau:
Ở mỗi giai đoạn bệnh, biểu hiện của bệnh giang mai lại khác nhau. Bệnh nhân nên chú ý đến từng triệu chứng của mình để biết được tình trạng bệnh của mình đang ở mức nào.
Giang mai thời kỳ 1:
- Săng giang mai: gây ra tổn thương đơn độc, xuất hiện tại nơi xoắn khuẩn xâm nhập thường gặp ở: bộ phận sinh dục, môi, lưỡi… thường xuất hiện khoảng 3 tuần sau lây nhiễm.
- Nếu không được chẩn đoán và điều trị trong thời kỳ này, sau 4-8 tuần bệnh sẽ tiến triển sang giang mai thời kỳ 2.
Giang mai thời kỳ 2:
- Bệnh nhân trong thời kỳ này có nguy cơ cao lây nhiễm cho người khác
- Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng: tổn thương da và niêm mạc, lan rộng với các loại như đào ban, mảng niêm mạc, sẩn giang mai..
- Có thể kèm thêm các triệu chứng không đặc hiệu khác như mệt mỏi, sốt, nổi hạch vùng, rụng tóc, đau đầu.
- Nếu bệnh nhân không được chữa trị, bệnh sẽ tiến triển sang giang mai kín.
Giang mai kín (Giang mai tiềm ẩn) :
Không có dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng, chỉ có thể phát hiện bằng XN huyết thanh chia 2 giai đoạn
- Giang mai kín sớm (thời gian mắc ≤ 2 năm)
- Giang mai kín muộn (thời gian mắc ≥ 2 năm)
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, hầu hết các bệnh nhân vẫn ở giai đoạn giang mai kín trong đó 25% tiến triển thành giang mai thời kỳ III
Giang mai thời kỳ III:
- Là giai đoạn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ các cơ quan nào trong cơ thể với các biểu hiện lâm sàng đặc trưng như: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và các tổn thương gôm giang mai.
Triệu chứng khi bị giang mai
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh giang mai
Một số trường hợp dù biết rõ bệnh giang mai lây qua đường nào nhưng nguy cơ mắc bệnh vẫn rất cao, đó là:
- Người đang làm nghề mại dâm: Nhóm đối tượng này có nguy cơ rất cao mắc bệnh giang mai. Xoắn khuẩn giang mai thông qua đối tượng này thậm chí có thể lây nhiễm cho rất nhiều người khác. Bằng khả năng xâm nhiễm cao vào cơ thể, bạn sẽ mắc giang mai dù quan hệ tình dục bằng bất kỳ hình thức nào.
- Đối tượng quan hệ tình dục bừa bãi: Một số người thiếu chung thủy hay có suy nghĩ phóng khoáng, thường xuyên quan hệ tình dục với nhiều đối tượng có khả năng mắc bệnh cao không kém đối tượng phía trên. Và như đã đề cập ở phần các con đường lây truyền, nếu bạn chỉ dừng lại ở các hành động thân mật thì cũng vẫn có thể bị lây bệnh giang mai nói riêng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói riêng.
- Trẻ sơ sinh có mẹ bị giang mai: Khi đang mang thai, nếu mẹ bầu bị giang mai, loại xoắn khuẩn gây bệnh này cũng sẽ truyền sang thai nhi (như đã đề cập phía trên). Ở trường hợp này, em bé sẽ có các triệu chứng như:
- Xương biến dạng.
- Thiếu máu nghiêm trọng.
- Gan và lá lách mở rộng, vàng da, vàng mắt.
- Có thể gặp các vấn đề về não bộ – thần kinh, như mù, điếc bẩm sinh…
Như vậy, có thể thấy cách thức lây truyền của bệnh giang mai chủ yếu đến từ lối sinh hoạt kém lành mạnh của con người. Để phòng tránh bệnh, mỗi người cần phải tổ chức một thói quen và cuộc sống tích cực, lành mạnh hơn, đặc biệt là trong hoạt động tình dục.
Quan hệ tình dục không an toàn là một trong những đối tượng nguy cơ cao bị mắc bệnh giang mai
Cách phòng chống bệnh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả là:
- Thực hiện và duy trì lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ và một chồng.
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su (trong trường hợp không muốn có thai).
- Không sử dụng chung vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, cốc uống nước… để tránh trường hợp dịch nhầy, máu, mủ có chứa xoắn khuẩn giang mai của người bệnh.
- Chị em nếu phát hiện thấy mình mắc bệnh giang mai thì không nên mang thai để tránh nguy cơ lây nhiễm cho em bé.
- Người bị giang mai khi đang mang thai cần cần chữa trị ngay và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu cần thiết, chị em cần sinh mổ để tránh lây nhiễm cho con.
- Khám sức khỏe 6 tháng 1 lần để phát hiện và can thiệp điều trị kịp sớm các vấn đề về sức khỏe, trong đó có giang mai.
Bệnh giang mai là một căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh, việc duy trì một lối sống lành mạnh, chung thủy trong quan hệ tình dục và sử dụng biện pháp an toàn là rất quan trọng. Đồng thời, hãy luôn thực hiện khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe, trong đó có giang mai. Nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ nào, đừng ngần ngại tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản không chỉ giúp bạn tránh được những rủi ro mà còn mang lại cuộc sống hạnh phúc và an toàn.