Những bài thuốc thần kỳ từ tắc kè đối với sức khỏe
Tắc kè là cái tên khá quen thuộc trong các bài thuốc bổ phế, hoạt huyết, đau nhức xương khớp,…Tuy nhiên, bộ phận nào của tắc kè mang lại tác dụng đó hay cách sử dụng và lưu ý gì khi dung các bài thuốc từ tắc kè cùng là một thắc mắc của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua các thông tin bổ ích dưới đây.
Đặc điểm tự nhiên của tắc kè
Tắc kè có tên khoa học là Gekko gekko L. thuộc họ tắc kè Gekkonidae. Tắc kè được gọi với nhiều tên khác nhau như cáp giới, cáp giải, đại bích hổ, …Chúng thường sống ở vùng núi trong các hang, hốc đá, hốc cây, khe hở của mái ngói,…Chúng hoạt động về đêm với nguồn thức ăn là sâu bọ, châu chấu, bướm,…
Hình dáng tắc kè
Tắc kè có kích thước thân không tính đuôi khoảng 15 – 17cm, đầu hơi dẹt hình tam giác, 4 chân với 5 ngón rời rạc, mặt dưới chân có những phiến mỏng giúp chúng có khả năng bám vào các bề mặt khi di chuyển.
Lưng và đuôi thường có những vảy nhỏ hình tròn, da của chúng có màu sắc đa dạng như nâu cam, xanh đen, xanh lá, đỏ nâu,… Đây là điểm đặc biệt của tắc kè khi chúng có thể đổi màu do để phù hợp với môi trường hay tránh sự tấn công của kẻ thù.
Bộ phận sử dụng
Người ta sử dụng tắc kè đã loại bỏ hết nội tạng để dùng làm thuốc, đặc biệt là cần giữ nguyên đuôi vì đây được coi là bộ phận có giá trị nhất. Do đó, trong quá trình chế biến và bảo quản cần tránh làm đứt đuôi của chúng.
Thành phần hoá học
Tắc kè có chứa hàm lượng chất béo cao, chiếm tới 13 – 15% trọng lượng toàn cơ thể, đặc biệt ở đuôi có hàm lượng cao hơn nhiều khoảng 23 -25%. Ngoài thành phần là chất béo, chúng còn có chứa nhiều loại acid amin thiết yếu cho cơ thể người như lysine, leucine, isoleucine, histidine, valine, alanine, arginine, serine,…bao gồm cả các acid amin cơ thể người không tự tổng hợp được và tự tổng hợp được.
Dùng tắc kè làm thuốc để trị bệnh gì?
Hen suyễn
Cáp giới quy kinh phế, được dùng trong các trường hợp ho khan, ho đờm, khó thở.
Tắc kè 8g, tri mẫu 12g, bối mẫu 12g, tang bì 12g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng, sắc các vị thuốc khác lấy nước, hòa cao vào để uống.
Lao
Dùng trong trường hợp ho lao có biểu hiện như ho đờm ít hay nhiều, ho ra máu, khó thở, ho kéo dài,…
Tắc kè một đôi bỏ đầu, sấy khô tán nhỏ. Đảng sâm 20g, quy bản (mai rùa) nướng tán bột 20g, bắc sa nhân 20g tán bột, trộn đều. Thêm vị táo đỏ và giã nát làm thành viên nặng 1g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 đến 2 viên, nhai và dùng nước để chiêu thuốc.
Ho ra máu
Tắc kè 8g, tri mẫu 12g, bối mẫu 12g, tang bì 12g, hạnh nhân 12g, tỳ bà diệp 12g, đảng sâm 12g, cam thảo 4g, cao ban long 12g. Cao ban long để riêng, sắc các vị thuốc khác lấy nước, hòa cao vào để uống.
Ù tai
Tắc kè còn có tác dụng giảm ù tai, người mệt mỏi do suy nhược cơ thể.
Đau lưng, mỏi gối
Bài thuốc dùng trong suy nhược thần kinh, đau thắt lưng, mỏi gối: Tắc kè đã loại bỏ nội tạng đem sấy khô cắt bỏ đầu và chân đem ngâm rượu, mỗi lít rượu 35-40 độ ngâm 2 – 5 con. Sau khi ngâm được ít nhất 1 tuần, lọc lấy rượu trong để uống, khoảng 15-30ml/ngày, uống nguyên hoặc pha với mật ong. Uống vào buổi tối hay sáng sớm. Dùng cho những người hay mệt nhọc, đau xương, đau người đau lưng, mỏi gối.
Chứng liệt dương
Tắc kè quy kinh thận, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam, tăng ham muốn cho nam giới.
Sử dụng bài thuốc từ tắc kè có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
Các bài thuốc tắc kè ngâm rượu khi sử dụng cho các bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý liên quan đến gan làm nặng thêm tình trạng bệnh do rượu có nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới hoạt động của gan.
Rượu tắc kè có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…
Ngoài ra, người dùng có thể bị dị ứng với các thành phần có trong tắc kè.
Cần lưu ý điều gì trong quá trình dùng thuốc từ tắc kè
Tắc kè có hai bộ phận là mắt và bàn chân có chứa độc tính nên cần được loại bỏ khi chế biến.
Khi sử dụng, cần hỏi ý kiến của người có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Đồng thời, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng các bài thuốc từ tắc kè, nên dừng ngay và đến các cơ sở ý tế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để có hưởng xử trí kịp thời.