Ngôi thai đầu là gì? Tại sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất khi sinh?
Bạn có thể đã từng nghe đến cụm từ ngôi thai – thuật ngữ dùng để mô tả tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ so với khung chậu của người mẹ. Việc xác định ngôi thai đóng vai trò quan trọng trong việc dự đoán quá trình sinh nở và lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Vậy, ngôi thai đầu là gì? Tại sao đây lại là tư thế tốt nhất khi sinh? Pharmacity sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về vấn đề này ngay dưới đây!
Ngôi thai đầu là gì?
Ngôi thai đầu, còn gọi là ngôi thuận, là tư thế thai nhi nằm trong bụng mẹ với đầu hướng về phía âm đạo, gáy hướng về phía bụng mẹ và mông hướng về phía lưng mẹ. Đây là tư thế lý tưởng nhất cho việc sinh nở tự nhiên, giúp quá trình sinh diễn ra dễ dàng và ít biến chứng hơn.
Vậy, những đặc điểm của ngôi thai đầu là gì? Những đặc điểm phổ biến có thể kể đến như:
- Đầu thai nhi là phần đầu tiên đi ra khỏi cơ thể mẹ, giúp mở rộng cổ tử cung và tạo đường cho các phần khác của cơ thể bé đi qua.
- Giảm nguy cơ biến chứng, ngôi thai đầu giúp giảm nguy cơ thai nhi bị quấn dây rốn, sa dây rốn, thiếu oxy, và các biến chứng khác trong quá trình sinh.
- Khi thai nhi ở ngôi đầu, khả năng sinh thường cao hơn, do đó giảm thiểu nguy cơ phải sinh mổ.
Ngôi thai đầu là em bé quay đầu chưa? Câu trả lời từ Pharmacity là em bé đã quay đầu và được chia thành 2 loại chính, gồm:
- Ngôi chỏm trước: Đây là tư thế phổ biến nhất, với đầu thai nhi cúi xuống, đỉnh đầu hướng về phía trước. Đây là tư thế lý tưởng nhất cho sinh thường vì giúp bé dễ dàng di chuyển qua khung chậu mẹ.
- Ngôi chỏm sau: Đầu thai nhi cúi xuống, nhưng gáy hướng về phía sau. Tư thế này có thể khiến việc sinh nở khó khăn hơn một chút so với ngôi chỏm trước, nhưng vẫn có thể sinh thường được.
Ngôi thai đầu là gì nhận được sự quan tâm của mẹ bầu
Tại sao ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất khi sinh?
Thai ngôi đầu là gì đặc biệt là ngồi chỏm trước, được xem là tư thế lý tưởng nhất cho việc sinh nở bởi nhiều lý do sau:
- Dễ dàng di chuyển qua khung xương chậu: Ở tư thế này, phần đầu cứng chắc của bé sẽ nằm gọn trong khung xương chậu của mẹ, tạo áp lực lên cổ tử cung, giúp cổ tử cung mở rộng hiệu quả hơn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Kích thước đầu bé tương đối nhỏ so với thân mình trong những tuần cuối thai kỳ, giúp bé dễ dàng di chuyển xuống dưới nơi có không gian hẹp hơn, nhường chỗ cho phần mông và thân phát triển.
- Giảm nguy cơ sinh mổ khẩn cấp: Ngôi thai đầu giúp bé dễ dàng di chuyển qua khung xương chậu, do đó, nguy cơ biến chứng và cần sinh mổ khẩn cấp trong quá trình sinh nở cũng thấp hơn.
- Giảm đau khi sinh: Một số nghiên cứu cho thấy ngôi thai đầu chỏm trước có thể giúp mẹ bầu cảm thấy ít đau đớn hơn trong quá trình sinh thường so với các ngôi thai khác.
- Quá trình chuyển dạ tự nhiên: Trong những tuần cuối thai kỳ, thai nhi có xu hướng quay đầu xuống dưới một cách tự nhiên do tác động của trọng lực và sự phát triển của cơ thể.
Ngôi thai đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phương pháp sinh, ảnh hưởng đến cả quá trình sinh nở và sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, nhiều mẹ bầu quan tâm đến thời điểm em bé quay đầu. Thông thường, thai nhi sẽ tự xoay đầu xuống vị trí thuận lợi (ngôi đầu, chỏm trước) trong khoảng từ tuần 32 đến 36 của thai kỳ.
Ở vị trí này, bé sẽ dễ dàng di chuyển qua khung xương chậu của mẹ trong khi sinh, giúp giảm nguy cơ biến chứng và sinh mổ. Tuy nhiên, không phải tất cả thai nhi đều quay đầu đúng thời điểm. Nếu đến tuần 38 mà bé vẫn chưa ở ngôi thuận, bác sĩ có thể sẽ khuyến nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Ngôi thai đầu là tư thế tốt nhất khi sinh
Cách nhận biết ngôi thai đầu
Để biết chính xác ngôi thai, mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và thực hiện siêu âm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể tự mình nhận biết thai ngôi đầu thông qua một số dấu hiệu sau:
- Vị trí thai: Ngôi thai đầu chỏm trước thì cú đá của thai nhi thường xuất hiện ở vùng dưới xương sườn. Khi sờ vào một bên bụng, bạn sẽ cảm nhận được phần lưng của bé cứng và tròn. Với ngôi thai đầu chỏm sau thì mẹ bầu thường xuyên cảm thấy bị đạp nhiều hơn ở phía trước bụng, rốn có thể bị lõm xuống. Vùng bụng thường mềm hơn và dễ ấn xuống hơn so với khi thai ở ngôi thai đầu chỏm trước.
- Hình dáng bụng bầu: Ngôi thai đầu bụng bầu thường nhô cao về phía trước, phần dưới bụng bầu sẽ to hơn và cảm thấy căng cứng hơn. Với ngôi thai mông bụng bầu có xu hướng ngang, phần dưới bụng bầu không to và căng cứng như khi thai ở ngôi đầu.
Ngoài ra, có thể tự kiểm tra bằng cách đặt tay lên bụng bầu và cảm nhận vị trí di chuyển của thai nhi. Nếu cảm nhận được phần cứng tròn ở vùng dưới xương sườn, đó có thể là đầu của bé và thai nhi đang ở ngôi đầu. Nhịp tim thai nhi thường nghe rõ hơn ở vùng lưng của bé, nếu nghe thấy nhịp tim thai nhi ở phía dưới bụng bầu, cho thấy thai nhi đang ở ngôi đầu.
Cách nhận biết ngôi thai đầu là gì
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về ngôi thai đầu là gì, cùng các đặc điểm, vai trò và cách nhận biết. Đừng quên theo dõi sức khỏe thai kỳ định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.