Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây hại từ thức ăn, như vi khuẩn, virus hoặc chất độc hại. Vậy ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm nên ăn và cần tránh để hỗ trợ cơ thể vượt qua tình trạng này.
Nguyên tắc dinh dưỡng khi bị ngộ độc thực phẩm
Để hồi phục nhanh chóng, việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách là yếu tố quan trọng:
- Bổ sung nước đầy đủ: Nước rất quan trọng trong việc bù đắp lượng chất lỏng và điện giải bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
- Chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu hóa: Tránh các loại thực phẩm nặng bụng hoặc nhiều dầu mỡ trong giai đoạn đầu hồi phục.
- Chia nhỏ bữa ăn: Việc ăn nhiều bữa nhỏ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa và tránh quá no.
- Ăn chậm nhai kỹ: Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn từ từ và tránh ăn quá no. Hạn chế hoạt động mạnh sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì và kiêng gì để mau hồi phục?
Dưới đây là một số loại thực phẩm nên bổ sung và cần tránh khi bị ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Để hồi phục nhanh chóng sau ngộ độc thực phẩm, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là quan trọng. Vậy “ngộ độc thực phẩm nên ăn gì”?
Thực phẩm nhạt và dễ tiêu hoá
Những loại thực phẩm dễ tiêu như cơm trắng, bánh mì nướng, khoai tây, cháo yến mạch là lựa chọn lý tưởng khi bị ngộ độc. Chúng không chỉ nhẹ bụng mà còn giúp dạ dày dễ dàng tiêu hoá, giảm tình trạng buồn nôn và khó chịu.
Sữa chua
Sữa chua chứa lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột, hỗ trợ cơ thể khắc phục các rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, nên chọn sữa chua không đường để tránh làm tình trạng viêm dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Táo
Táo có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Táo còn chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin, giúp làm chậm quá trình tiêu chảy. Ngoài việc ăn táo thì uống giấm táo pha loãng cũng giúp làm dịu dạ dày hiệu quả.
Chuối
Chuối là một nguồn cung cấp kali tự nhiên, giúp cân bằng điện giải, do nôn mửa hoặc tiêu chảy. Đây là thực phẩm mềm và dễ tiêu, không gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột. Điều này giúp hệ tiêu hóa nghỉ ngơi và phục hồi sau khi bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm.
Ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cần tránh những thực phẩm có thể làm tăng áp lực cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm cần kiêng bao gồm:
- Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Thức uống có cồn, cà phê, nước ngọt có ga.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa nhiều đường.
- Thức ăn giàu đạm như trứng, thịt bò hoặc cá béo.
- Thực phẩm giàu axit như cam, cà chua và bưởi.
Một số lưu ý khác khi bị ngộ thực phẩm
Bên cạnh việc nắm rõ ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, bạn cũng nên áp dụng một số biện pháp sau đây:
- Nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể có thời gian hồi phục.
- Theo dõi các triệu chứng của cơ thể và nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao, đau bụng dữ dội, cần tìm sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
- Tránh ăn quá nhiều hoặc quá nhanh sau khi vừa hồi phục để không làm dạ dày bị quá tải.
- Uống giấm táo hoặc trà gừng để làm dịu dạ dày.
- Bù nước và chất điện giải để cơ thể nhanh hồi phục sức khỏe.
- Vệ sinh răng miệng sau nôn mửa.
Cần làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm?
Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên:
- Chọn thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn: Mua thực phẩm từ nguồn uy tín, đảm bảo tươi sống và vệ sinh.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Nấu chín kỹ thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ trước khi sử dụng, đặc biệt là các loại thịt, hải sản, trứng.
- Rửa tay sạch sẽ: Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là biện pháp hiệu quả trong việc ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Để riêng thực phẩm sống và chín: Thực phẩm sống có thể chứa nhiều vi khuẩn gây hại và nếu tiếp xúc gần với thức ăn đã nấu chín, các vi khuẩn này có thể dễ dàng lây lan và xâm nhập vào cơ thể.
Để nhanh chóng phục hồi sau ngộ độc thực phẩm, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp đóng vai trò quan trọng. Hy vọng những gợi ý về ngộ độc thực phẩm nên ăn gì sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn và tránh những biến chứng không mong.