Bệnh thường gặp

Nên và không nên làm gì khi trẻ chảy máu cam?

Bệnh thường gặp07:00 04/10/2018

Hiện tượng chảy máu cam thường xuất hiện vào mùa đông nhiều hơn mùa hè, nhất là ở các nước phương Tây nơi có khí hậu lạnh và khô. Đối với trẻ em, chảy máu cam thường làm các bậc phụ huynh lo lắng, vậy cần phải làm như thế nào nếu con mình bị chảy máu cam? 

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam. Hầu hết các nguyên nhân chảy máu cam đều có nguồn gốc từ các mạch máu ở phần phía trước của vách ngăn mũi, đó là lớp mô ở giữa, bên trong 2 lỗ mũi. Chảy máu mũi xảy ra thường xuyên ở những bệnh nhân bị dị ứng mũi, viêm xoang, tăng huyết áp hoặc rối loạn chảy máu…Nếu một đứa trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần, cần đưa trẻ đến cơ quan y tế để tìm nguyên nhân, bởi có rất nhiều bệnh gây ra chảy máu cam. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi muốn đề cập tới cách mà cha mẹ cần phải xử trí khi con chảy máu cam, những sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi trẻ bị chảy máu cam.

Dưới đây là những điều nên và không nên làm khi trẻ đang chảy máu cam:

Hãy giữ bình tĩnh

Trong đa phần các trường hợp, chảy máu cam không phải là điều gì quá bất thường và thường không nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Chúng có thể là do các bệnh nhẹ và thường gặp như cảm lạnh hoặc dị ứng, những bệnh này thường gây sưng bên trong mũi và làm tăng kích thích, khi kết hợp cả 2 yếu tố trên có thể dẫn tới chảy máu tự phát. Cha mẹ nên biết rằng, các yếu tố môi trường (như do thời tiết, hoặc trong nhà sử dụng điều hòa, máy sưởi thường xuyên), cũng có thể góp phần vào lý do một đứa trẻ chảy máu cam. Hay thói quen ngoáy mũi ở trẻ cũng có thể dẫn đến việc chảy máu cam.

Đừng hoảng sợ

Các bác sĩ khuyên các bậc cha mẹ cũng như người bệnh không nên quá hoảng sợ. Đây là một trong những điều có trong danh sách bước đầu ngăn chặn việc chảy máu cam ở người bệnh. Bởi hoảng loạn thường không có tác dụng gì, thậm chí nó còn gây hại nhiều hơn lợi. Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên trấn an con của họ, rằng chảy máu cam không nghiêm trọng và rất phổ biến.

Giữ chặt bên mũi chảy máu ở tư thế cúi đầu về phía trước

Cách tốt nhất và đúng nhất cha mẹ cần làm là cho trẻ ngồi xuống ghế, giữ chặt phía bên mũi chảy máu trong tư thế trẻ cúi đầu về phía trước. Nếu trẻ đã lớn cần hướng dẫn trẻ tự làm. Giữ yên như vậy trong khoảng 10 phút, trong lúc giữ tay như vậy hãy bảo trẻ thở bằng mồm hoặc bằng bên mũi không chảy máu. Nếu bỏ tay ra quá sớm có thể gây chảy máu tiếp. Nếu sau 10 phút chảy máu cam không dừng lại cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất đề được hỗ trợ.

Tuyệt đối không để bệnh nhân nằm hay ngửa đầu ra sau

Đây là việc mà rất nhiều người mắc sai lầm, kể cả người lớn. Khi bệnh nhân nằm hay ngửa đầu về phía sau sẽ khiến máu chảy ngược vào trong miệng và cổ họng, gây nôn hoặc buồn nôn, thậm chí không thể làm đông máu. Nếu trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể bảo trẻ nhẹ nhàng xỉ mũi để số máu đã chảy ra được tống xuất ra ngoài sau đó mới giữ chặt bên mũi đang chảy máu.

Áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài phần mũi đang chảy máu

Hạ thấp nhiệt độ cơ thể giúp làm giảm lưu lượng máu đến mũi, ngăn chảy máu mũi. Cũng có thể ngậm 1 cục đá nhỏ, đây là cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể hữu hiệu. Cha mẹ cũng có thể áp một miếng gạc lạnh phía bên ngoài mũi trẻ sẽ làm máu ngừng chảy nhanh hơn. Đối với người lớn có thể chườm cục đá ở sống mũi.

Đừng nhét gạc vào mũi, hoặc các chất liệu khác

Một bác sĩ có thể sử dụng gạc cho trẻ để ngăn không cho trẻ chảy máu mũi, tuy nhiên điều này không được khuyến khích làm bởi các bậc cha mẹ. Bởi tất cả những vật liệu thông thường đều khôngđảm bảo vô khuẩn, nhất là khi nó tiếp xúc trực tiếp với lớp niêm mạc ở mũi.

Đừng lạm dụng nước muối

Việc xịt hoặc nhỏ nước muối sinh lý nhiều người cho sẽ làm ẩm niêm mạc mũi, tránh khô mũi gây chảy máu cam. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm, việc xịt thuốc hoặc nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm ẩm mũi, về lâu dài nó còn khiến mũi khô hơn. Kể cả việc sử dụng các thiết bị tạo ẩm chỉ là những giải pháp tình thế. Tốt nhất hãy bù nước cho cơ thể đầy đủ bằng việc ăn uống giàu nước, và chất xơ kết hợp các biện pháp hỗ trợ bên ngoài kể trên sẽ giúp bạn và con em mình qua được mùa đông và chứng chảy máu cam khó chịu.

Nguồn: Nguyễn Hà (theo Wikihow, PharmacyTimes)

Các bài viết liên quan

blog image
Bệnh hạch tuyến giáp và những điều cần biết
Hạch bạch huyết hay thường gọi tắt là hạch, là tổ chức lympho phân bố rộng khắp cơ thể. Hạch có thể nằm nông dưới da như hạch nách, hạch bẹn, hoặc nằm sâu trong cơ thể, điển hình là hạch ổ bụng. Bình thường ít khi sờ thấy hạch, nhưng nếu hạch có kích thước lớn thì có thể sờ được dưới da.
blog image
Cách chăm sóc người bệnh Celiac
Cứ một trăm người thì có một người mắc bệnh Celiac không dung nạp gluten do di truyền. Vậy bệnh Celiac là gì? có gây nguy hiểm hay không? Làm thế nào khi người thân mắc phải căn bệnh này? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về khái niệm và một số biện pháp chăm sóc cho người bệnh Celiac.
blog image
Những điều cần biết về các phương pháp phẫu thuật viêm ruột thừa
Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, dạng túi cùng, dài và hẹp dính vào manh tràng. Viêm ruột thừa cấp là do sự tắc nghẽn trong lòng ruột thừa, điển hình là do tăng sản bạch huyết, nhưng đôi khi có thể là do sỏi phân, dị vật, khối u, hoặc thậm chí là do giun. 
blog image
Các nguyên nhân phổ biến gây hen suyễn là gì?
Hen suyễn, còn gọi là hen phế quản, là một tình trạng bệnh lý mãn tính của hệ hô hấp, khiến lớp niêm mạc ống phế quản viêm nhiễm và sưng lên, gây ra sự co thắt, làm giảm lưu lượng không khí ra vào phổi. Cơn hen khi nghiêm trọng, gây ra cảm giác khó chịu, khò khè và khó thở.
blog image
Chế độ ăn uống phù hợp cho bệnh Celiac
Bệnh Celiac là một bệnh rối loạn  tiêu hóa và miễn dịch mãn tính  gây tổn thương ruột non. Triệu chứng bệnh được biểu hiện khi ăn thực phẩm có chứa gluten. Gluten là một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen và phổ biến trong các loại thực phẩm như bánh mì, mì ống, bánh quy và bánh ngọt.
blog image
Chế Độ Ăn Uống Tối Ưu Cho Người Mắc Rối Loạn Tiêu Hóa
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng hệ tiêu hóa bị suy giảm gây nên các triệu chứng phổ biến như đau dai dẳng, râm ran và khó chịu, có cảm giác nóng rát ở vùng bụng trên, đầy hơi, đầy bụng , khó tiêu, đại tiện bất thường, chán ăn,... tuy không có tính nguy hiểm cao nhưng gây ra nhiều bất cập cho người bệnh trong cuộc sống hằng ngày.