Nang gan: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Nang gan là một tình trạng mà nhiều người thường không nhận biết do các triệu chứng không rõ ràng và thường chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe. Mặc dù phần lớn các u nang gan là lành tính và không gây nguy hiểm, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về triệu chứng, nguyên nhân, đối tượng nguy cơ, và các phương pháp chẩn đoán và điều trị nang gan.
Tổng quan chung
Nang gan là gì? Nang gan là thương tổn bao gồm một hoặc nhiều các khoang chứa dịch trong nhu mô gan, thường không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi làm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng, xuất huyết, vỡ hoặc chèn ép đường mật.
Phân loại nang gan thường gặp:
- Nang đơn giản
- Gan đa nang
- U nang đường mật
- U nang nhầy
Triệu chứng
- Phần lớn nang gan đơn giản không có triệu chứng cho đến khi kích thước tăng lên (thường xảy ra ở 15 – 16% trường hợp).
- Bác sĩ có thể sờ thấy khối u hoặc kích thước gan to bất thường khi khám thực thể
- Các triệu chứng không đặc hiệu, điển hình nhất là đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, ăn nhanh no
Nguyên nhân
- Do bẩm sinh hoặc di truyền có dị tật hình thành trong ống mật
- Bệnh có thể hình thành trong thời gian cơ thể đang phát triển nhưng không để lại dấu hiệu và đối với trẻ sơ sinh bác sĩ cũng không thể phát hiện bệnh.
- Có thể do ung thư ở các bộ phận khác di căn đến gan.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh.
Chẩn đoán
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
- Siêu âm bụng: Phương pháp này không xâm lấn, có độ nhạy cao, cơ thể không phải tiếp xúc với tia bức xạ có hại, được chỉ định thực hiện trong chẩn đoán u nang gan đơn giản, phân biệt u nang gan đơn giản với u nang gan phức tạp.
- Chụp CT: Phương pháp chụp CT rất nhạy, được chỉ định thực hiện để chẩn đoán lâm sàng và lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng tình trạng u nang gan.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp động mạch gan và quét y học hạt nhân (nuclear medicine scanning): Các phương pháp này giúp kiểm soát tốc độ tiến triển của u nang gan. Trong đó, chụp MRI còn giúp đánh giá tình trạng đường mật và các thành phần chứa trong nang.
Mô học và chọc hút bằng kim
- Kết quả sinh thiết và mô học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, phân biệt u nang đường mật lành tính (BCA) và ung thư biểu mô tuyến đường mật ác tính (BCAC), nhưng chủ yếu được thực hiện sau khi phẫu thuật.
Xét nghiệm di truyền
Gan đa nang (PCLD) có kiểu di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường và tỷ lệ tái phát ở thế hệ tiếp theo là 50%. Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện ở những người bệnh có tiền sử gia đình mắc ADPKD (bệnh thận đa nang di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường) hoặc gan đa nang.
Phòng ngừa bệnh
- Không uống rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích,… gây ảnh hưởng đến các tế bào của gan.
- Tuyệt đối không uống sữa. Sữa sẽ thúc đẩy cho gan và các chất nhầy trong cơ thể phát triển.
- Selen là một chất cần thiết giúp gan sản xuất glutathione và là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Selen sẽ giúp bảo vệ tế bào gan khỏi bị tổn thương. Vì thế, bổ sung thêm selen sẽ phần nào giúp cải thiện gan của bệnh nhân.
- Tránh những tác động bên ngoài vào vùng nang gan gây vỡ nang đặc biệt là khi nang có kích thước lớn.
- Ăn nhiều rau, củ, quả như: cải xoăn, bông cải xanh, củ cải và hành tây. Uống nước ép cà rốt, táo,… để làm mát gan.
Điều trị như thế nào
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào từng loại u nang gan, cụ thể như sau:
- Nang đơn giản: Các u nang đơn giản không có triệu chứng không cần can thiệp y tế, chỉ cần theo dõi thường xuyên bằng xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt là siêu âm, trong vòng từ 3 – 12 tháng. Nếu u nang ổn định, không cần theo dõi thêm. Tuy nhiên, nếu người bệnh có triệu chứng hoặc u nang tăng kích thước, xuất hiện tính chất gợi ý về khối u ác tính, bác sĩ có thể chỉ định điều trị theo phương pháp chọc hút bằng kim, có thể tiêm chất gây xơ cứng như (tetracycline, ethanol hoặc ethanolamine), dẫn lưu, phẫu thuật cắt bỏ gan…
- Gan đa nang: Quá trình điều trị tập trung vào việc giải nén thể tích gan. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc đối kháng thụ thể somatostatin, chất ức chế mTOR, Sirolimus, thuốc đối kháng thụ thể estrogen, thuốc đối kháng thụ thể Vasopressin-2… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị hút u nang qua da sau đó thực hiện liệu pháp xơ hóa nếu u nang gan kích thước lớn và có triệu chứng đi kèm (> 5 cm). Nếu có một số u nang lớn chiếm ưu thế ở phân thùy trước của thùy phải hoặc phân thùy bên trái của thùy gan, người bệnh cần được phẫu thuật cắt bỏ u nang qua nội soi. Phương pháp cắt gan từng phần được cân nhắc đối với những trường hợp có u nang gan lớn nhưng có đủ nhu mô gan còn sót lại, không thể thực hiện ghép gan.
- U nang nhầy: BCA được coi là tổn thương tiền ác tính. Trong hầu hết các trường hợp, khối u đã phát triển đến kích thước lớn và cần can thiệp bằng phẫu thuật. Hút dịch thường xuyên để giải áp tổn thương dạng nang không được khuyến khích vì độ nhạy kém và nguy cơ di căn ác tính. Do đó, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt bỏ triệt để với bờ phẫu thuật rộng (> 2cm) (Complete radical surgical resection with a wide(> 2cm) surgical margin) để hạn chế nguy cơ nang chuyển thành dạng ác tính và tái phát.
Kết luận
Việc nhận biết và điều trị sớm nang gan là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đừng xem nhẹ những triệu chứng bất thường như đau bụng, buồn nôn, hoặc cảm giác no nhanh chóng. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khi cần thiết để phát hiện và theo dõi tình trạng nang gan kịp thời. Bên cạnh đó, việc duy trì một lối sống lành mạnh, tránh rượu bia, thuốc lá, và ăn uống hợp lý sẽ giúp bảo vệ gan và nâng cao sức khỏe tổng thể của bạn.