NẤM MÈO - KHÁM PHÁ 10+ CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA NẤM MÈO
Nấm mèo một trong những loại thảo dược tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ít người biết đến những điều này. Hãy cùng tìm hiểu về những điều kỳ diệu mà nấm mèo mang lại.
Nấm mèo và các tên gọi khác của nấm mèo
Nấm mèo còn gọi là nấm mộc nhĩ hay nấm tai mèo là một loại nấm có mũ, có hình dáng gần giống như tai người, mép nhăn và cuộn vào bên trong,có màu nâu nhạt, sau có màu nâu hồng, bề mặt phủ một lớp lông mịn màu trắng, mặt trong của Mộc Nhĩ thường nhẵn, có màu nâu sẫm, cuống nấm ngắn, thường không nhìn được rõ.
Nấm mèo có tên khoa học là Auricularia polytricha thuộc họ Auriculariaceae, thường sinh sống và phát triển trên cây thân gỗ mục ẩm ướt.
Nấm mèo trên cây thân gỗ
Thành phần dinh dưỡng của nấm mèo
Trong 100g mộc nhĩ chứa 10.6g protein, 0.2g lipid, 65g glucid, 7g cenlulose, 63mg natri, 856mg kali, 357mg canxi, 56.1mg sắt, 201mg photpho, 200 mcg caroten, vitamin b1,b2,pp,… (theo Viện dinh dưỡng)
Nhờ thành phần dinh dưỡng phong phú mà nấm mèo mang lại cho chúng ta những lợi ích sức khỏe quan trọng.
Theo y học cổ truyền: nấm mèo có công dụng thông lợi ngũ tạng, hoạt huyết, bổ khí tăng sức, nhuận táo lợi trường, giải độc, trừ kiết lỵ, chữa trĩ, bệnh đường ruột. Ở Indonesia cho rằng các món ăn từ nấm mèo có tác dụng bổ máu.
Tây y cho rằng ăn nấm mèo còn có tác dụng làm giảm cholesterol cấp nói chung, và đặc biệt để giảm mức độ cholesterol xấu.
Nấm mèo có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng chống tình trạng đông máu do nghẽn mạch, ngăn cản sự hình thành các mảng vữa xơ trong lòng huyết quản nên là thức ăn thích hợp cho những người bị bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, thiểu năng động mạch vành.
Một số bài thuốc chữa bệnh:
Phòng ngừa nghẽn mạch, giảm mỡ máu
Sử dụng nấm mèo 10g, táo lớn 5 quả, thịt lợn nạc 100g, 3 lát gừng hầm với 6 chén nước, hầm đến khi bốc hơi còn 2 chén thì thêm muối, thưởng thức như canh bình thường. Mỗi ngày dùng 1 lần, liên tục trong khoảng 20- 30 ngày.Nấm mèo giúp phòng ngừa các bệnh tim mạch
Hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não, chống đông máu
Sử dụng Nấm nấm mèo, nấm tuyết, mỗi loại khoảng 100g, rửa sạch, ngâm với nước nóng cho nở ra và thái nhỏ. Chần nấm qua nước sôi, sau đó nhúng lại với nước, để ráo nước sau đó đặt vào đĩa to. Lại dùng Dưa leo 1100g, rửa sạch và thái lát, trộn đều cùng các loại nấm. Rưới dầu oliu sôi và cho thêm các gia vị như rau thơm, tiêu và thưởng thức.
Điều trị bệnh mạch vành, huyết áp cao
Sử dụng 6g nấm mèo, Ý dĩ 10g, thịt lợn 100g, Phật thủ 100g, nấu thành canh và dùng như canh bình thường.
Chữa đại tiện, tiểu tiện ra máu
Sử dụng nấm mèo 100g, nấu nước dùng uống.
Trị ho, ho có đờm
Sử dụng nấm mèo 40g, đường phèn khoảng 15g, nấu cùng một lượng nước vừa đủ. Dùng uống trong ngày.
Chữa táo bón:
Sử dụng nấm mèo 6g, Hồng khô 40g nấu thành chè và dùng khi nóng
Trị chứng rong kinh:
Sử dụng nấm mèo 60g, sao đến khi bốc khói là được, kết hợp cùng với Huyết dư thán 10g, tán thành bột mịn, trộn đều. Mỗi ngày dùng uống 7 – 10g, có thể dùng với giấm thanh.
Chữa đau răng hôi miệng
Sử dụng nấm mèo sắc lấy nước dùng nước ngậm và súc miệng
Chữa xuất huyết
Sử dụng nấm mèo 15 – 40g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ, rửa cho sạch, hầm nhừ, gia vị: thêm đường trắng, dùng trong ngày.
Trị xơ cứng tiểu động mạch, chảy máu ở võng mạc
Sử dụng nấm mèo 40g ngâm chung với nước, sau đó mang đi hấp chín cùng với đường khoảng 30 phút đến 1 giờ, dùng trước khi đi ngủ.
Trị bệnh lỵ mãn tính
Nấm mèo (mộc nhĩ) đen 40g, nước vừa đủ, nấu chín mộc nhĩ, trước khi ăn mộc nhĩ chấm tí muối, sau uống nước, ngày hai lần.
Cân bằng lượng cholesterol trong máu:
Axit nucleic trong mộc nhĩ có thể giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Hỗ trợ giảm cân
Nhờ cân bằng lượng cholesterol trong máu nên nấm mèo khi dùng liên tục một tuần còn có tác dụng giảm cân.
Khi sử dụng nấm mèo cần lưu ý
Nấm mèo ngâm trong nước
Không ngâm nấm mèo bằng nước nóng, không nên ngâm quá lâu và nấu quá kỹ. Ở nhiệt độ bình thường, thời gian ngâm mộc nhĩ không vượt quá 4 tiếng để tránh sản sinh vi khuẩn, gây các độc tố đe dọa đến sức khỏe.
Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng Nấm mèo.
Nấm mèo có tác dụng hoạt huyết chống tụ, những người có bệnh xuất huyết không nên ăn nấm mèo.
Lựa chọn nấm mèo chất lượng
Nên chọn nấm mèo dạng khô cho an toàn. Chọn nấm mèo có tai lớn, dày và ít nấm con ở phần gốc. Nên chọn nấm mèo có màu hổ phách sậm, mặt phía trên hơi bóng và mặt phía dưới màu cà phê sữa. Không nên chọn nấm mèo nhìn quá đen vì có thể bị nát khi ngâm nước dẫn đến mất độ giòn.
Ăn nhiều nấm mèo có tốt không?
Không nên ăn quá nhiều nấm mèo. Điều này có thể gây tắc nghẽn đường tiêu hóa và khiến dạ dày không tiêu hóa được
Nấm mèo kỵ với những thực phẩm nào?
Không dùng kết hợp Nấm mèo và củ cải trắng, ốc bươu
Sử dụng Nấm mèo thường xuyên có thể phòng chống nhiều bệnh lý và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trước khi sử dụng người dùng nên trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn.