Mẹo dùng để phân biệt thuốc giả bạn cần biết
Là mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe con người, hiển nhiên bạn thường nghĩ thuốc sẽ chẳng bao giờ bị làm giả. Nhưng trên thực tế, không ít trường hợp người tiêu dùng “lao đao” với những sản phẩm dược kém chất lượng và không phải hàng thật. Do vậy, để không còn là nạn nhân của thuốc giả và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn, bạn cần trang bị các thông tin phân biệt thế nào là thuốc giả giữa vô vàn những lựa chọn thuốc trôi nổi trên thị trường.
Sau đây, Pharmacity sẽ chỉ ra cho các bạn cách nhận diện thuốc giả trên thị trường cùng một số lưu ý khác khi mua hàng để tránh gặp phải thuốc giả nhé!
Những loại thuốc nào thường hay bị làm giả?
Theo Roger Bate, tác giả của cuốn sách “Những ảnh hưởng chết người của thương mại thuốc giả” cùng Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) , các loại thuốc sau đây thường bị làm giả nhiều nhất:
- Kháng sinh
- Thuốc hỗ trợ tim mạch
- Thuốc điều trị ung thư
- Thuốc điều trị tâm thần và các bệnh về tâm lý
- Thuốc hỗ trợ sinh lý
- Thuốc dị ứng
Trong số đó, ở các loại thuốc này thường tiềm tàng nhiều chất độc nguy hiểm phải kể đến như: thủy ngân, chất chống đông, Asen, Uranium, v.v… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát chặt chẽ.
Cách phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng
Theo chỉ dẫn của Unilab, dưới đây là một số cách bạn có thể phân biệt thuốc giả và thuốc thật
- Màu sắc: Thuốc giả thường có màu sáng hơn hoặc nhạt hơn mức bình thường, trong khi đó thuốc thật có màu sắc và chữ khắc trên thuốc giống như được quảng cáo.
- Số lô thuốc: ở thuốc giả, số lô được làm mờ đi và rất khó đọc, còn thuốc thật ghi rõ cho người dùng
- Bao bì: Bao bì của thuốc giả thường không chắc chắn, dễ bị bẻ gãy, vụn ra. Bao bì thuốc thật thường không có dấu hiệu hư hại.
- Mẫu mã: Trên vỉ thuốc giả thường có mẫu mã in chìm khác với vỉ thuốc thật. Chẳng hạn nếu thuốc thật có mẫu in chìm chữ thập thì thuốc giả in dấu chấm.
Phải làm gì để tránh mua phải thuốc giả?
Là người tiêu dùng, đây là những điều bạn có thể làm để đảm bảo tính chính xác của các loại thuốc mình muốn mua, cũng như không mua phải thuốc giả:
Kiểm tra kỹ tính xác thực của thuốc
Chẳng hạn nếu viên thuốc của bạn đột nhiên được đóng dấu ở giữa mà trước đây không có, hãy đảm bảo an toàn bằng cách kiểm tra các thông tin của nó như số lô thuốc, màu sắc, mẫu mã,… với bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng.
So sánh hiệu quả của thuốc
Để ý xem hiệu quả của thuốc có giống như loại thuốc mà bạn đã dùng trước đây không, kèm theo đó là các tác dụng phụ. Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ cho cùng một loại thuốc mà trước đây bạn vẫn thường xuyên dùng, khả năng cao là bạn đã mua phải thuốc giả.
Thận trọng với loại thuốc giá thành rẻ
Nếu sản phẩm dược bạn mua có giá thành quá rẻ, bạn cần cẩn thận vì có thể đây chính là hàng giả.
Mua thuốc từ nơi đáng tin cậy
Bạn nên mua thuốc tại các cửa hàng dược uy tín, được cấp phép hoạt động hoặc những nơi được bác sĩ chỉ định, chẳng hạn như nhà thuốc bệnh viện và phải có đơn kê toa từ bác sỹ. Nếu bạn có nhu cầu mua thuốc nhập ngoại, hãy lựa chọn những địa chỉ nhập thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe uy tín từ nước ngoài về Việt Nam để bạn có thể thoải mái kiểm tra danh tính người bán, xuất xứ và các đặc điểm của thuốc cũng như những dược phẩm khác, chẳng hạn như thực phẩm chức năng, thuốc bổ, vitamin, v.v…
Nguồn: Webshop