Lý giải hiện tượng ngứa tai phải nam nữ: Nguyên nhân và thời điểm nên đi khám
Ngứa tai phải là một triệu chứng mà hầu hết ai cũng đã gặp phải. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này là một dấu hiệu của bệnh lý, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vậy nên, để hiểu rõ hơn nguyên nhân gây ngứa lỗ tai phải và khi nào nên đi khám? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết sau đây.
Triệu chứng ngứa lỗ tai phải nguyên nhân do đâu?
Trong một số trường hợp ngứa tai phải nữ hay nam xảy ra thường xuyên thì nguyên nhân có thể là do:
- Khô da tai: Khi phần da tai bị khô do thời tiết khô hanh, thiếu ẩm hoặc việc sử dụng xà phòng và sản phẩm tẩy rửa mạnh, nó có thể gây ngứa và khó chịu.
- Viêm da ống tai: Đây là tình trạng viêm xảy ra ở ống tai do nhiễm trùng hoặc dị ứng. Viêm da có thể gây đỏ, ngứa và đau.
- Viêm tai ngoài: Viêm tai ngoài xảy ra khi lớp da bên ngoài tai bị nhiễm trùng. Có thể do bạn thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước bẩn hoặc ẩm ướt kéo dài trong tai có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa và đau.
- Sử dụng máy trợ thính: Việc sử dụng máy trợ thính có thể gây ra sự tích tụ của ráy tai hoặc kích ứng da tai, dẫn đến ngứa. Hay tình trạng vệ sinh máy trợ thính không đúng cách hoặc chất liệu của thiết bị cũng có thể góp phần vào vấn đề này.
- Bệnh vảy nến: Vảy nến là một bệnh da mãn tính, có thể ảnh hưởng đến tai. Tình trạng này gây ra các mảng da đỏ, có vảy và ngứa.
- Thói quen vệ sinh chưa tốt: Vệ sinh tai không đúng cách, chẳng hạn như sử dụng bông ngoáy tai quá sâu, dùng chất tẩy rửa mạnh có thể làm tổn thương da tai và gây ngứa.
- Các bệnh về da liễu: Một số bệnh da liễu như Eczema (chàm) có thể gây viêm và ngứa ở tai. Các triệu chứng có thể bao gồm da khô, đỏ và bong tróc.
- Dị ứng: Dị ứng với mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, hoặc các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác có thể gây viêm và ngứa ở tai.
- Nhiễm trùng tai: Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus có thể gây viêm, sưng và ngứa trong tai. Các triệu chứng có thể bao gồm đau, chảy dịch và giảm thính lực.
- Nấm ống tai: Nấm trong ống tai là một nguyên nhân thường gặp gây ngứa. Điều này thường xảy ra khi tai bị ẩm ướt kéo dài hoặc do nhiễm trùng nấm.
- Ráy tai: Sự tích tụ của ráy tai quá nhiều, không được lấy đúng cách có thể gây ngứa và khó chịu.
Ngứa tai phải nam nữ khi nào nên đi khám?
Ngứa tai phải có thể là triệu chứng của nhiều tình trạng khác nhau, từ nhẹ đến nghiêm trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ:
- Nếu hiện tượng ngứa tai kéo dài hơn một tuần mà không có dấu hiệu giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
- Nếu bạn cảm thấy đau trong tai hoặc xung quanh tai cùng với ngứa, đây có thể là dấu hiệu của một nhiễm trùng hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.
- Dịch chảy ra từ tai, đặc biệt là dịch có màu vàng, xanh hoặc có mùi hôi, có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai.
- Nếu bạn cảm thấy giảm thính lực hoặc tai bị ù, đây có thể là dấu hiệu của sự tích tụ ráy tai, nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác cần được kiểm tra.
- Nếu tai của bạn sưng, đỏ hoặc có dấu hiệu viêm, bạn nên đi khám để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng.
- Nếu bạn bị sốt kèm theo ngứa tai, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng cần điều trị.
- Nếu ngứa không chỉ ở tai mà còn lan ra các khu vực khác như mặt hoặc cổ, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Cách điều trị ngứa lỗ tai phải như thế nào?
Để có thể điều trị được tình trạng ngứa lỗ tai phải, đòi hỏi mọi người cần phải đi khám để bác sĩ kiểm tra, xác định nguyên nhân mới đưa ra được phương pháp xử lý phù hợp.
Nếu nguyên nhân gây ngứa do khô dai tai thường bác sĩ sẽ gợi ý một số loại dầu dưỡng ẩm hoặc kem bôi chuyên dụng để làm mềm da tai. Còn trong một số trường hợp tai bị viêm, nhiễm hay mắc các bệnh lý da liễu khác bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để hỗ trợ điều trị phù hợp.
Cách phòng ngừa tình trạng ngứa tai phải
Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm do tình trạng ngứa lỗ tai phải gây ra, mọi người có thể phòng ngừa từ sớm bằng những phương pháp sau đây:
- Không nên dùng bông ngoáy tai sâu vào trong ống tai, vì điều này có thể gây tổn thương da tai và đẩy ráy tai vào sâu hơn.
- Khi tắm, nhẹ nhàng rửa ngoài tai bằng nước sạch, sau đó lau khô bằng khăn mềm tránh để tai trong tình trạng ẩm ướt.
- Sử dụng dầu hoặc kem dưỡng ẩm để giữ cho da tai không bị khô, đặc biệt là trong thời tiết khô hanh.
- Làm sạch máy trợ thính đúng cách để tránh tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Nếu bạn có các bệnh về da như Eczema, vảy nến,… hãy điều trị theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến tai.
- Hạn chế thời gian sử dụng tai nghe và không để âm lượng quá lớn để tránh gây tổn thương tai.
- Đi khám tai định kỳ để kiểm tra và làm sạch ráy tai an toàn, cũng như phát hiện sớm các vấn đề về tai.
Tóm lại, tình trạng ngứa tai phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các vấn đề đơn giản như khô da đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm thông tin cần thiết để hiểu rõ hơn về hiện tượng ngứa tai phải và biết cách phòng ngừa cũng như xử lý hiệu quả. Đừng quên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tai và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc nghiêm trọng nhé.