Khám phá ngay những lợi ích cho sức khỏe từ Lá Sen
Sen là loài cây rất quen thuộc với người Việt. Hoa sen không chỉ đẹp, thơm mà các bộ phận khác trên cây sen từ hạt, lá đến củ… đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt lá sen là vị thuốc đa năng phòng trị nhiều bệnh. Để rõ hơn về thành phần, tác dụng và cách dùng của dược liệu này, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Đặc điểm của lá Sen
Lá Sen thuộc loài thực vật họ Thụy liên, là nguồn dược liệu tự nhiên. Tên thuốc là Hà diệp được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Lá Sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu mùi thơm mát, hơi đắng, chất giòn.
Thành phần dinh dưỡng của có trong lá
Lá có tỷ lệ alcaloid toàn phần là 0,21-0,51%, có tới 15 Alkaloid, trong đó chất chính là nuciferin 0,15%; còn roemerin coclaurin, dl-armepavin, O-nornuciferin liriodenin, anonain, pronuciferin, còn các acid hữu cơ, vitamin C.
Công dụng của lá Sen
Theo Đông Y, lá Sen có vị đắng, hơi chát, tính bình. Quy kinh: Can, tỳ, vị có tác dụng: Thanh nhiệt, giải thử (chữa bệnh do thời tiết nắng nóng gây ra), khử ứ (phá ứ trệ), chỉ huyết (cầm máu) .Khi uống nước lá Sen tạo cảm giác thư thái, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Các công dụng của lá sen rất đa dạng:
- Giảm cân: Lá sen chứa nuciferin và lotusine, có thể giúp phân giải chất béo. Cellulose trong lá sen thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ bài tiết các chất có hại ra ngoài cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả.
- Giải độc, mát gan: Hoạt chất quercetin và flavonoid trong lá sen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan, ngăn ngừa vi khuẩn và virus tấn công lá gan.
- An thần: Lá sen chứa hoạt chất pyridoxine, giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu, giảm căng thẳng và stress.
- Chữa mất ngủ: Hợp chất alkaloid trong lá sen có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, giúp giải tỏa stress và mệt mỏi.
- Cầm máu, chữa chảy máu cam: Lá sen có tác dụng lưu thông máu tốt hơn, giúp cầm máu nhanh chóng. Chất chống oxy hóa flavonoid, đặc biệt là quercetin, có tác dụng chống viêm, tái tạo mạch máu, hạn chế tình trạng chảy máu cam và đi cầu ra máu.
- Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol: Lá sen chứa nhiều alkaloid và flavonoid, giúp giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ, từ đó loại bỏ nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ.
- Bù nước, chữa mất nước: Những người bị tiêu chảy vừa khỏi có thể sử dụng lá sen để bù nước. Lá sen non rửa sạch, ép lấy nước uống hoặc thái nhỏ trộn với rau ghém ăn sống hàng ngày, giúp cải thiện tình trạng mất nước.
- Điều trị tiêu hóa, dạ dày: Trà lá sen làm giảm axit trong dạ dày, giúp mau lành các vết loét trong dạ dày.
Khi dùng lá Sen cần chú ý điều gì?
– Không nên pha trực tiếp lá Sen khô với nước sôi, nên đun lá Sen khô cùng nước, sau đó để nước nguội và uống.
– Không nên uống nước lá Sen khô thay thế nước lọc hàng ngày, không uống liên tục trong thời gian dài, tránh gây hại cho cơ thể, nên uống với liều lượng vừa phải.
– Nước lá Sen chỉ là sản phẩm hỗ trợ trong quá trình điều trị, vì vậy trước khi uống nên cân nhắc tình trạng của bản thân, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
– Người có tỳ vị hư hàn, phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, suy nhược cơ thể không nên sử dụng lá Sen khô.
– Không nên uống trà lá Sen để qua đêm.
Thời gian sử dụng lá Sen thích hợp nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
Các câu hỏi thường gặp
Ai không nên uống lá sen?
Lá sen chống chỉ định với phụ nữ đang trong kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người có thể trạng hàn hoặc mắc bệnh lý nội khoa như suy thận, suy gan cần thận trọng khi sử dụng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần chú ý điều gì?
Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng lá sen vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến bào thai hoặc sức khỏe của bé.
Tương tác của lá sen với các hoạt chất khác là gì?
Không dùng nước lá sen thay nước khi đang dùng thực phẩm giảm cân khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để được khuyến cáo về liều dùng và bài thuốc phù hợp.
Kết luận
Lá sen là một dược liệu tự nhiên quý giá với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như giảm cân, giải độc gan, an thần, chữa mất ngủ, cầm máu, cải thiện sức khỏe tim mạch, bù nước và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng lá sen cần phải thận trọng và đúng cách để tránh những tác dụng không mong muốn. Trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích của lá sen và áp dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.