Loét do tì đè: nguyên nhân và cách chăm sóc
Loét do tì đè là một trong những bệnh lý tổn thương nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn làm tăng gánh nặng cho gia đình. Khi không được chăm sóc đúng cách, các vết loét có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da thậm chí gây nhiễm khuẩn huyết. Việc nắm được loét do tì đè là gì cùng hướng chăm sóc và điều trị sẽ giúp người nhà và bản thân bệnh nhân biết cách quản lý tình trạng bệnh để có được chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Loét do tì đè là gì?
Loét do tì đè là một tổn thương của da và các mô dưới da, đặc trưng bởi một vùng mô bị hoại tử tạo thành vết thương không thể tự lành. Nguy cơ phát triển loét do tì đè liên quan trực tiếp đến việc bất động ở tư thế ngồi hoặc nằm gây chèn ép cục bộ và giảm cung cấp máu tại chỗ. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác đặc biệt là bệnh đái tháo đường.
Loét do tì đè là một tổn thương của da và các mô dưới da
Người cao tuổi có nguy cơ cao bị loét do tì đè do da của họ mỏng hơn và nhạy cảm hơn với sự giảm cung cấp máu cục bộ, nhất là những người phải nằm viện lâu ngày hoặc bị suy dinh dưỡng. Các bệnh nhân bị tổn thương cột sống hoặc bệnh lý tim mạch cũng có nguy cơ cao bị loét do tì đè hơn. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tì đè bao gồm: thiếu hụt dinh dưỡng, trọng lượng thay đổi, mất thể tích, thiếu máu, mất tự chủ đại tiện, đái tháo đường, suy thận, bệnh ác tính, sử dụng thuốc an thần, phẫu thuật lớn, các rối loạn chuyển hóa, hút thuốc và nằm liệt giường hoặc ngồi trên xe lăn.
Các giai đoạn phát triển của loét do tì đè
Các giai đoạn loét tì đè cụ thể là gì? Dựa vào mức độ tăng dần của tổn thương và khó khăn trong điều trị, loét do tì đè ở người già được chia thành 4 giai đoạn phát triển gồm:
- Giai đoạn 1: Tổn thương lớp thượng bì và lớp bì
- Giai đoạn 2: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì cùng lớp dưới da
- Giai đoạn 3: Tổn thương lớp thượng bì, lớp bì, lớp mỡ cùng lớp dưới da
- Giai đoạn 4: Tổn thương ăn sâu xuống gân cơ
Giai đoạn 1 của loét do tì đè xuất hiện tổn thương lớp thượng bì và lớp bì
Điều trị và chăm sóc người bệnh loét do tì đè
Điều trị loét tì đè như thế nào? Với tổn thương loét do tì đè giai đoạn 1 và 2 việc cần làm là chăm sóc vết thương bảo tồn, không cần phẫu thuật. Đối với tổn thương loét tì đè giai đoạn 3 và 4 có thể xem xét phẫu thuật can thiệp như: ghép da có cuống. Tuy nhiên, một số tổn thương phải được điều trị bảo tồn trong trường hợp bệnh nhân có các bệnh lý kèm theo.
Có nhiều phương pháp điều trị loét do tì đè, tùy theo tình trạng bệnh của từng người có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp. Cụ thể:
- Nâng đỡ thể trạng: Giảm đau và chăm sóc tiêu tiểu không tự chủ, vệ sinh ổ loét và các mô xung quanh đúng cách, đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ calories, vitamin, protein và các yếu tố vi lượng.
- Giảm áp lực tì đè: Nằm đầu cao 30 độ và thay đổi tư thế nằm 2 giờ/lần, tập vận động nếu có thể, sử dụng giường và ghế đẩy đặc biệt giúp giảm áp lực tì đè, duy trì áp lực dưới 32 mmHg.
- Chăm sóc vết loét: Loại bỏ mô hoại tử, dịch rửa vết thương, băng bó vết loét, sử dụng kháng sinh, và áp dụng các phương pháp khác như liệu pháp áp lực âm, electrotherapy, oxy cao áp, yếu tố phát triển.
- Chế độ ăn uống: Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể có đủ nguyên liệu để sản xuất tế bào và phục hồi nhanh chóng, giúp vết loét liền nhanh hơn.
Phòng ngừa loét da do tì đè
Phòng ngừa loét tì đè như thế nào? Dưới đây là một số biện pháp để ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng này:
- Thay đổi tư thế người bệnh thường xuyên: Với người ngồi xe lăn, thay đổi tư thế mỗi 15-20 phút/lần. Với người nằm giường, thay đổi ít nhất mỗi 2 giờ/lần.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Ăn nhiều bữa trong ngày, tránh uống nước trước khi ăn, bổ sung thực phẩm giàu protein. Đồng thời bạn nên bỏ hút thuốc lá nếu có.
- Thường xuyên kiểm tra da: Nếu xuất hiện các dấu hiệu sớm của loét do tì đè, cần liên hệ bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Những thông tin trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về các giai đoạn phát triển và hướng điều trị loét do tì đè. Khi nhận thấy biểu hiện bệnh, cần đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, phân loại, chẩn đoán và đưa ra hướng xử lý thích hợp, tránh để vết loét lan rộng và gây khó khăn phức tạp hơn cho quá trình điều trị sau này.
Câu hỏi thường gặp về loét do tì đè
- Loét do tì đè là căn bệnh gì?
Loét do tì đè là một tổn thương của da và các mô dưới da, đặc trưng bởi một vùng mô bị hoại tử tạo thành vết thương không thể tự lành.
- Nguyên nhân gây ra loét do tì đè là gì?
Nguy cơ phát triển loét do tì đè liên quan trực tiếp đến việc bất động ở tư thế ngồi hoặc nằm gây chèn ép cục bộ và giảm cung cấp máu tại chỗ. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể liên quan đến các bệnh lý khác đặc biệt là bệnh đái tháo đường.
- Có những giai đoạn phát triển nào của loét do tì đè?
Loét do tì đè được chia thành 4 giai đoạn phát triển gồm giai đoạn 1, 2, 3 và 4. Mỗi giai đoạn có đặc điểm và mức độ tổn thương khác nhau.
- Làm thế nào để chăm sóc và điều trị loét do tì đè?
Chăm sóc và điều trị loét do tì đè bao gồm nâng đỡ thể trạng, giảm áp lực tì đè, chăm sóc vết loét và thực hiện chế độ ăn uống phù hợp. Đối với những trường hợp nặng, có thể cần phẫu thuật can thiệp.
- Có những biện pháp nào để ngăn ngừa loét do tì đè?
Để ngăn ngừa loét do tì đè, cần thay đổi tư thế người bệnh thường xuyên, xây dựng chế độ ăn uống phù hợp và thường xuyên kiểm tra da để phát hiện sớm các dấu hiệu của loét do tì đè.
Nguồn: Tổng hợp