Làm thế nào phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi?
Sốt xuất huyết, sốt siêu vi là hai loại bệnh khác nhau nhưng đều có chung dấu hiệu sốt cao, do đó người bệnh rất dễ nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Phân biệt và theo dõi triệu chứng để nhận biết bệnh và chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Đây là bệnh lây truyền bởi muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) mang mầm bệnh.
Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi vằn. Ngoài ra, người mắc bệnh đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Sốt cao, lên đến 40,5 độ;
- Nhức đầu dữ dội;
- Đau hốc mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban, đốm xuất huyết trên da.
Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và giảm dần sau 1-2 ngày. Người bệnh có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào những ngày sau đó và triệu chứng nặng nề hơn. Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi khởi phát sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, kèm theo những biểu hiện như thoát huyết tương như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề ở mi mắt, gan to và đau. Nếu bị thoát huyết tương nhiều, bệnh nhân sốt xuất huyết dễ gặp phải sốc với các triệu chứng như vật vã, bứt rứt, li bì, lạnh ở các đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh, lượng nước tiểu ít, rối loạn huyết áp.
Sốt siêu vi
Sốt siêu vi là tình trạng sốt cấp tính do nhiễm các loại vi rút (siêu vi trùng) khác nhau. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kéo dài 2-5 ngày hay thậm chí vài tuần.
- Sốt cao từ 38-39 độ, thậm chí 40-41 độ;
- Đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức;
- Họng sưng tấy, đỏ, rát họng, ho khan;
- Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi;
- Đau nhức hốc mắt, đỏ kết mạc, chảy nước mắt;
- Nôn, buồn nôn;
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy;
- Phát ban, thường xuất hiện sau khi sốt.
Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Sốt xuất huyết và sốt siêu vi đều có triệu chứng ban đầu khá giống, sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39°C trở lên.
Sốt siêu vi thường khá lành tính và có thể tự khỏi sau khoảng 7 ngày, tuy nhiên sốt xuất huyết có thể để lại nhiều biến chứng sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị đúng cách.
Một số đặc điểm giúp bạn phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi như sau:
Sốt xuất huyết | Sốt siêu vi | |
Sốt siêu vi | Vi rút Dengue gây ra, muỗi vằn (muỗi Aedes aegypti) mang mầm bệnh | Nhiễm các loại vi rút (siêu vi trùng) khác nhau |
Thời gian phát bệnh | 7 – 10 ngày | Có thể kéo dài đến 7 – 10 ngày hay thậm chí là 2 tuần, thời gian tùy vào loại vi rút gây bệnh |
Biểu hiện của bệnh |
|
|
Con đường lây nhiễm |
|
|
Biên chứng của bệnh | Bệnh có thể trở nặng bất ngờ gây nguy hiểm tính mạng. Biến chứng như: sốc do mất máu, gây suy tim, thận, tràn dịch màng phổi, xuất huyết não, biến chứng mắt. | Bệnh lành tính và thường tự khỏi. Biến chứng như mất nước, mê sảng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm gan,… |
Bệnh sốt xuất huyết, sốt siêu vi có biểu hiện ở giai đoạn đầu khá giống nhau tuy nhiên vẫn có thể phân biệt được nếu nhận biết các đặc điểm triệu chứng. Phân biệt giúp người bệnh được chăm sóc và điều trị kịp thời, đúng cách và theo dõi các biến chứng bệnh gây ra.
Chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Đối với bệnh sốt xuất huyết
Bệnh nhân sốt xuất huyết nhẹ chủ yếu được điều trị triệu chứng bằng cách nghỉ ngơi thư giãn, uống thuốc hạ sốt nếu sốt cao (liều lượng theo hướng dẫn sử dụng, lưu ý liều lượng khi dùng cho trẻ em), uống nhiều nước, tăng cường uống sữa, nước trái cây, nước cơm và các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol).
Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà, tuy nhiên cần theo dõi và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc cơ sở y tế. Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu chuyển nặng, hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế, bệnh viện ngay. Xem chi tiết dấu hiệu chuyển nặng TẠI ĐÂY.
Đối với bệnh sốt siêu vi
Sốt siêu vi có thể do nhiều loại vi rút khác nhau gây ra, do đó hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho bệnh nhân bị sốt siêu vi.
Theo đó, bệnh nhân sốt cao trên 38,5 độ C nên uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Khi sốt cao, người bệnh rất dễ bị mất nước. Do đó, cần cho bệnh nhân tăng cường bổ sung thêm nhiều nước, nước lọc hoặc nước ép hoa quả, nước điện giải oresol.
Vì bệnh có khả năng lây nhiễm, vì vậy người bệnh nên ở nhà, không nên tiếp xúc với nhiều người để tránh lây bệnh cho người xung quanh.
Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, đa dạng và giàu dinh dưỡng như protein từ thịt, cá, trứng, sữa,…Nên cho người bệnh ăn món ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như mì, cháo, súp. Lưu ý, chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa của người bệnh.
Cả bệnh nhân sốt xuất huyết và sốt siêu vi cần đi tiêm những vắc xin mà đã có (ví dụ vắc xin sốt xuất huyết, vắc xin cúm) để dự phòng bệnh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh sốt xuất huyết và sốt siêu vi, một số đặc điểm để phân biệt hai loại sốt thường gặp kể trên. Trang bị kiến thức về bệnh giúp bạn bình tĩnh, tinh thần thoải mái và chăm sóc sức khỏe bản thân, người thân đúng cách, phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.