Khuyết sẹo mổ lấy thai: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Khuyết sẹo mổ lấy thai là một di chứng của phương pháp sinh mổ và có thể gây ra nhiều biến chứng như vô sinh, viêm nhiễm… Hiện tượng này thường được phát hiện sau 1 – 2 năm hoặc thậm chí là 10 năm sau khi sinh mổ. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai là gì? Phương pháp điều trị như thế nào?
Tìm hiểu về khuyết sẹo mổ lấy thai
Khuyết sẹo mổ lấy thai là tình trạng mất liên tục của một phần hoặc toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, lớp nội mạc tử cung. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi sinh mổ lấy thai, dẫn tới hình thành túi dịch ngay tại vị trí của thành trước đoạn eo tử cung, đoạn dưới tử cung hoặc đoạn trên của ống cổ tử cung.
Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai vẫn chưa được xác định được. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai, bao gồm:
- Quá trình chuyển dạ kéo dài, thường là trên 5 giờ;
- Vết mổ ở vị trí thấp và gần cổ tử cung;
- Tiến hành mổ lấy thai khi cổ tử cung mở trên 5cm.
Thời gian chuyển dạ kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai.
Triệu chứng của khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Khi xuất hiện một trong các triệu chứng dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai:
- Ra máu âm đạo bất thường: Nếu không phải trong kỳ kinh nguyệt nhưng bạn bị ra máu bất thường, với màu sắc đỏ, màu đen hoặc dịch nhầy nâu thì đây có thể là một dấu hiệu của hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai.
- Rong kinh: Rong kinh kéo dài kèm theo máu có màu đỏ thẫm, đen hoặc dịch nhầy nâu cũng là một triệu chứng điển hình của hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai.
- Thống kinh: Chị em phụ nữ bị đau tức vùng bụng dưới nghiêm trọng, mệt mỏi… trong thời gian hành kinh cũng là một biểu hiện của khuyết sẹo mổ lấy thai.
- Vô sinh thứ phát: Trong quá trình điều trị bệnh vô sinh thứ phát thì hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai cũng là một vấn đề gây ra nhiều khó khăn.
- Đau vùng hạ vị: Đây là một triệu chứng cơ năng thường gặp ở khoảng 40% trường hợp bị khuyết sẹo mổ lấy thai.
Làm thể nào để chẩn đoán khuyết sẹo mổ lấy thai?
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp chẩn đoán tình trạng khuyết sẹo mổ lấy thai, bao gồm:
- Chụp tử cung vòi trứng
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Siêu âm tử cung theo đường âm đạo
- Siêu âm bơm nước
- Nội soi buồng tử cung
Phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai như thế nào?
Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng trong điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai, bao gồm phẫu thuật nội soi buồng tử cung, phẫu thuật mở sửa vùng khuyết, phẫu thuật nội soi ổ bụng, và phẫu thuật sửa khuyết sẹo mổ lấy thai theo đường âm đạo.
Phẫu thuật nội soi buồng tử cung:
Phương pháp sử dụng các dụng cụ soi buồng tử cung với mức xâm lấn tối thiểu nhằm sửa sẹo khuyết mổ lấy thai cũ. Phương pháp này giúp cải thiện từ 65 – 82% tình trạng rong kinh hoặc rong huyết.
Phẫu thuật mở sửa vùng khuyết:
Phương pháp mổ mở có thể bác sĩ tiến hành nhằm cắt bỏ toàn bộ nội mạc tử cung và giúp tái tạo tử cung.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng:
Tương tự như phương pháp mổ mở, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật nội soi ổ bụng để cắt lọc các mép vùng khuyết và khâu phục hồi lại.
Phẫu thuật sửa khuyết sẹo mổ lấy thai theo đường âm đạo:
Phương pháp này được áp dụng khi xác định được vị trí vùng khuyết nằm thấp tại vùng eo tử cung.
Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan đến hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai. Có nhiều phương pháp được áp dụng để chẩn đoán và điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của tình bệnh nhân và kinh nghiệm của kỹ thuật viên để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các câu hỏi thường gặp về hiện tượng khuyết sẹo mổ lấy thai:
1. Khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Khuyết sẹo mổ lấy thai là tình trạng mất liên tục của một phần hoặc toàn bộ lớp cơ thành trước eo tử cung, lớp nội mạc tử cung sau khi sinh mổ lấy thai.
2. Nguyên nhân dẫn đến khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Nguyên nhân chính hiện tại chưa được xác định, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gồm: quá trình chuyển dạ kéo dài, vết mổ ở vị trí thấp và gần cổ tử cung, tiến hành mổ lấy thai khi cổ tử cung mở trên 5cm.
3. Các triệu chứng của khuyết sẹo mổ lấy thai là gì?
Các triệu chứng thường gặp bao gồm ra máu âm đạo bất thường, rong kinh kéo dài, thống kinh, vô sinh thứ phát, và đau vùng hạ vị.
4. Làm thế nào để chẩn đoán khuyết sẹo mổ lấy thai?
Có thể chẩn đoán bằng các phương pháp chụp tử cung vòi trứng, chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm tử cung theo đường âm đạo, siêu âm bơm nước, và nội soi buồng tử cung.
5. Phương pháp điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật nội soi buồng tử cung, phẫu thuật mở sửa vùng khuyết, phẫu thuật nội soi ổ bụng, và phẫu thuật sửa khuyết sẹo mổ lấy thai theo đường âm đạo.
Nguồn: Tổng hợp
