Hướng Dẫn Toàn Diện về Các Loại Bệnh Trĩ và Cách Phân Biệt Chính Xác
Bệnh trĩ là một tình trạng bệnh mang lại nhiều khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống hàng ngày. Được phân loại thành trĩ nội, trĩ ngoại, và trĩ hỗn hợp, mỗi loại bệnh trĩ có những đặc điểm và triệu chứng riêng biệt, yêu cầu phương pháp điều trị khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn sâu sắc về cách phân biệt các loại bệnh trĩ, từ đó giúp người đọc có thể nhận biết và tìm kiếm sự can thiệp y tế phù hợp. Đừng để bệnh trĩ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn, hãy cùng chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề này.
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị giãn ra, làm lỏng lẽo các hệ thống giá đỡ gây ra tình trạng sa búi trĩ, giãn mạch đồng thời chảy máu.
Bệnh trĩ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, sau đây là 1 số nguyên nhân thường gặp:
- Ngồi nhiều, ít vận động, thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đại tiện; bệnh béo phì
- Bữa ăn hàng ngày ít rau xanh và chất xơ, thường xuyên ăn đồ cay nóng
- Uống ít nước nhưng uống nhiều bia rượu
- Phụ nữ mang thai, táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…
Phân biệt cách loại bệnh trĩ
Bệnh trĩ được chia thành các loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp
- Trĩ nội: Trĩ nội được hình thành khi các xoang tĩnh mạch trĩ trên đường lược phồng to. Bệnh trĩ nội có 4 cấp độ:
- Trĩ nội độ I: Búi trĩ được hình thành chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể đi ngoài ra máu.
- Trĩ nội độ II: Búi trĩ sa ra ngoài khi đại tiện, sau lại đó tự tụt vào.
- Trĩ nội độ III: Búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn khi đi ngoài và khó tụt vào. Người bệnh phải dùng tay ấn thì búi trĩ mới vào lại được.
- Trĩ nội độ IV: Búi trĩ sa và thường xuyên ở ngoài hậu môn. Lấy tay ấn trĩ không vào lại được.
Bốn cấp độ trĩ nội
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại được hình thành khi các xoang tĩnh mạch ở dưới đường lược phồng to, thường được che phủ bởi niêm mạc hoặc da ở rìa hậu môn. Trĩ ngoại có các cấp độ sau:
- Cấp độ nhẹ: Cảm giác bị cộm, vướng ở hậu môn. Có thể búi trĩ bị sưng to, xoắn lại và gây đau rát, bất tiện cho người bệnh khi sinh hoạt.
- Cấp độ nặng: Búi trĩ lớn, nằm ngay lỗ hậu môn, rất bất tiện cho bệnh nhân khi đại tiện và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Trĩ hỗn hợp: là trường hợp trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại, khi mà búi trĩ đã kéo dài từ trong ra ngoài.
Trĩ nội và trĩ ngoại
Các phương pháp điều trị bệnh trĩ
Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ
- Không điều trị trĩ triệu chứng, trừ khi có biến chứng.
- Chỉ điều trị trĩ khi có những rối loạn ảnh hưởng tới cuộc sống, lao động và sức khỏe. Tùy theo thương tổn cụ thể của trĩ mà lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp
Các phương pháp điều trị
- Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa: Áp dụng cho trĩ nội độ 1 và 2. Phương pháp này gồm có thuốc uống, thuốc đặt hậu môn dạng viên đạn, thuốc mỡ bôi ngoài. Các bài thuốc đông y có thể có hiệu quả.
- Điều trị thủ thuật: không phải mổ, áp dụng cho các trĩ độ 1, 2 và một phần độ 3
- Tiêm xơ búi trĩ: Tiêm xơ là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn điều trị bệnh trĩ. Mục đích của phương pháp này là làm xơ teo mạch máu và các tổ chức búi trĩ. Dần đàn búi trĩ sẽ hết sa xuống và bị teo nhỏ, sau đó thì dứt hẳn. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, hiệu quả xơ hóa búi trĩ rất cao. Bệnh nhân sau khi được tiêm xơ chỉ cần nghỉ ngơi 30 phút là có thể ra về sinh hoạt bình thường. Tiêm xơ có thể có một số biến chứng như: chảy máu tại điểm tiêm, tiêm vào tuyến tiền liệt, viêm mào và tinh hoàn, rò hậu môn, rò âm đạo.
- Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Phương pháp này sẽ làm giảm lượng máu được bơm vào búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp niêm mạc.
- Quan đông hồng ngoại: Là phương pháp sử dụng nhiệt để điều trị trĩ. Mục đích là làm cho mô bị đông lại bởi tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ. Quan đông hồng ngoại không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả nhưng chi phí cho máy đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần.
- Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ:
- Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc: Là phương pháp cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có búi tĩnh mạch trĩ rối kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn. Đây là phương pháp ít được áp dụng do có nhiều biến chứng như hẹp hậu môn, rỉ dịch ở hậu môn, đi ngoài không tự chủ.
- Phẫu thuật cắt từng búi trĩ: Là phương pháp cắt riêng từng búi trĩ một, chỉ để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da. Nhược điểm là bệnh nhân đau sau mổ và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
- Phẫu thuật Longo: Là phương pháp cắt vòng niêm mạc, dưới niêm mạc trực tràng trên đường lược khoảng 3cm nhằm kéo búi trĩ và niêm mạc trực tràng trở về vị trí bình thường. Nguồn máu đến búi trĩ sẽ bị cắt. Các búi trĩ do không được cấp máu sẽ teo dần đi. Phương pháp có ưu điểm là thời gian phẫu thuật rất ngắn và ít đau sau mổ. Tỉ lệ tái phát sau mổ rất ít. Nhược điểm là chi phí cao.
- Khâu treo trĩ bằng tay: Được cải biên từ phẫu thuật Longo nhưng có giá thành thấp hơn.
- Đối với trĩ ngoại: Không có chỉ định điều trị thủ thuật hay phẫu thuật trừ khi có biến chứng nhiễm trùng hay lở loét, tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ.
Bệnh trĩ uống thuốc gì?
- Có thể dùng thuốc giảm đau acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có chứa thành vần làm tăng sức bền thành mạch như Daflon, vitamin C,….
- Thuốc cải thiện tuần hoàn máu
Ngoài các phương pháp trên thì cải thiện thói quen sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị trĩ:
- Chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; hạn chế ăn cay, nóng, uống rượu, cà phê
- Không ngồi quá lâu. Sau 30 phút một lần hãy đi lại một chút.
- Mỗi ngày tập thể dục ít nhất 30 phút.
- Không mặc quần quá chật.
- Đừng để táo bón kéo dài, nhất là phụ nữ mang thai.