Hướng dẫn cách tập cho bé bú bình các mẹ không nên bỏ qua
Cách tập cho bé bú bình đúng cách sao cho đạt hiệu quả nhanh chóng nhất có thể dễ dàng đối với một số bé, tuy nhiên số khác lại cự tuyệt khiến ba mẹ rất lo lắng. Vậy, làm thế nào để tập bú bình hiệu quả cho trẻ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của trẻ?
Tại sao mẹ cần tập bú bình cho trẻ?
Một số bà mẹ cho con bú mẹ trong những tháng đầu tiên, nhưng vì hoàn cảnh về gia đình, công việc,… khiến cho việc sắp xếp thời gian cho con bú mẹ trực tiếp trở nên khó khăn. Do đó, có thể nghĩ đến việc cai bú mẹ “bán phần” cho con, có nghĩa là mẹ giảm cữ cho con bú mẹ trực tiếp và thay thế bằng những cữ bú bình – nhưng cũng với sữa mẹ vắt ra.
Bởi vì một số lý do cá nhân, một số bà mẹ cảm thấy muốn ngưng cho con bú sữa mẹ hoàn toàn, sau đó chuyển sang sữa công thức, hay sữa tươi tiệt trùng thanh trùng (sau 1 tuổi) cho trẻ bằng cách cho bé bú bình. Đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho trẻ, đặc biệt trong 6 tháng đến 1 năm đầu đời của trẻ, bởi vì lúc này sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng có giá trị vượt trội, có tính chất bảo vệ phát triển và tăng trưởng của các hệ cơ quan của bé một cách tốt nhất.
Dù cai bú mẹ bán phần hay toàn phần, thì cũng không nên làm quá nhanh và đột ngột. Thay vào đó, nên lên kế hoạch cai bú mẹ từ từ, trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng, tùy theo từng trường hợp.
Trường hợp nào mẹ nên cho bé bú bình?
Đôi khi việc bú bình trở nên cần thiết khi mẹ quay lại với công việc sau sinh.
- Nếu mẹ bị ốm và bé không thể bú sữa mẹ.
- Nếu mẹ cần dùng thuốc được chống chỉ định với bà mẹ đang cho con bú thì việc bú bình là lựa chọn thay thế duy nhất.
- Một số ông bố muốn chia sẻ trách nhiệm nuôi con thì cả bố và mẹ có thể chia sẻ với nhau công việc này. Các bà mẹ có thể vắt sữa sau đó các ông bố có thể cho bé bú. Nếu các bà mẹ mệt mỏi và cần nghỉ ngơi thì việc cho bé bú bình là một sự lựa chọn tốt.
- Các bà mẹ muốn đi ra ngoài nhưng lại không thể cho con bú ở nơi công cộng có thể cho bé bú bình, tùy vào bé mà có thể thay đổi giữa bú bình và bú mẹ.
- Khi bé và mẹ không ở gần nhau, sữa mẹ được vắt ra (EBM) hoặc sữa bột sẽ trở nên rất cần thiết. Hãy thực hiện đúng các hướng dẫn về chất bảo quản, hâm nóng và chuẩn bị cho bé bú.
Một số cách tập cho bé bú bình các mẹ không nên bỏ qua
Cách tập cho bé bú bình khi đang đói
Cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất là thực hiện khi bé đang đói. Khi đến cữ ăn, ba mẹ chờ thêm một chút để bé đói hơn rồi sau đó thử đưa bình sữa vào miệng bé. Lúc này, dưới tác động của con đói, phản xạ bú mút của bé sẽ cao hơn và rất có thể bé sẽ dễ dàng chịu làm quen với việc bú bình hơn.
Cách tập cho bé bú bình chính là làm ấm núm vú bình sữa cho bé hơn một chút, khi đó sẽ gần giống với bầu ngực của mẹ hơn, khiến bé không nhận ra điểm khác lạ mà từ chối bú bình.
Cách tập cho bé bú bình khi bé đã no
Nếu bạn không biết làm sao để tập bé bú bình, hãy tham khảo cách cho bé bú bình khi bé đã no. Đối với một số bé, việc cho bú bình khi bé đang đói sẽ khiến bé thấy khó chịu với núm vú của bình sữa.
Nếu bé nhà bạn thuộc trường hợp này, đừng áp dụng cách tập cho bé bú bình khi bé đang đói. Thay vào đó, cách tập bé bú bình là hãy đưa bình cho bé bú giữa các cữ bú mẹ. Bé có thể sẽ chịu thử và sẵn sàng hơn cho bữa ăn nhẹ này.
Cách tập bé bú bình ban đêm
Cách tập bú bình cho bé hiệu quả chính là cho trẻ bú bình vào buổi tối, sau khi bú mẹ. Mẹ bắt đầu với một lượng sữa rất ít, khoảng 15ml.
Điều này sẽ giúp bé có thêm thời gian làm quen, dần cảm thấy quen thuộc, gần gũi cũng như dễ dàng chấp nhận bú bình sữa song song với bú mẹ, sau đó từ từ cai sữa mẹ.
Cách tập cho bé bú bình với thái độ thờ ơ
Theo thông thường, khi tập cho bé bú bình nhưng thái độ bé không hợp tác hay quấy khóc, một số mẹ xót con sẽ ngừng việc bú bình và cho bé bú mẹ. Tuy vậy, điều này sẽ khiến việc tập cho bé bú bình trở nên khó khăn hơn.
Lúc này mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh cũng như giữ thái độ thờ ơ với bé như chẳng có chuyện gì để bé có thể nhanh chóng làm quen, tiếp nhận bình sữa và thực hiện bú bình ở những lần sau.
Cho bé chơi đùa với bình sữa để làm quen
Trước khi thực hiện cách tập cho bé bú bình, bạn hãy để bé chơi với bình sữa. Nếu có thể được khám phá mọi thứ theo cách riêng của mình, bé sẽ dễ dàng chấp nhận và sẽ không thấy khó chịu. Bé có thể tự cho bình vào miệng, giống như những gì bé hay làm với mọi vật khác.
Tập cho bé bú bình với sữa mẹ
Có những bé không thích bú bình bởi vì không thích loại sữa trong bình, nhất là đối với trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ có thể sử dụng sữa mẹ vắt ra để giúp cho bé nhanh chóng tiếp nhận và thích nghi với việc bú bình.
Có một số bé thích hương vị của sữa công thức hoặc nước trái cây hơn, vì thế bố mẹ có thể quan sát thói quen bú của bé để sử dụng loại phù hợp. Tuy vậy, bố mẹ không nên lạm dụng bởi trẻ sơ sinh cần cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có trong sữa.
Tập bé bú bình khi bé còn mơ ngủ
Một trong những cách tập cho bé bú bình hiệu quả nhất là để người khác ngoài mẹ đưa bình sữa cho bé khi bé vẫn còn đang ngái ngủ. Trong vòng vài tuần sau, bé sẽ dễ dàng chấp nhận sữa bình kể cả khi tỉnh táo.
Kiên trì và biết khi nào cần tạm thời “bỏ cuộc”
Ba mẹ có thể áp dụng bí quyết kiên quyết nhưng lại không ép buộc căng thẳng. Trong một tuần đầu, mỗi ngày bé đều liên tục lặp đi lặp lại việc tập bú bình cho trẻ. Một ngày 1-2 lần, cho bé làm quen và tiếp xúc từ từ với bình sữa, thậm chí là chơi với bình sữa.
Sau một tuần, nếu nhận thấy những chuyển biến tích cực từ bé, ba mẹ có thể tăng số lần mỗi ngày để bé có thêm cơ hội cũng như thời gian tập làm quen.
Tuy vậy, cũng có những lúc ba mẹ sẽ thấy rõ được những phản ứng gay gắt của con, hãy biết bỏ cuộc tạm thời và đừng khiến bé căng thẳng và khó chịu với bình sữa. Hãy tiếp tục quá trình tập bú bình cho con sau 1 hoặc 2 tuần để bé được làm quen lại từ đầu với một tâm thế thoải mái hơn.
Hy vọng với hướng dẫn trên đây mẹ đã biết cách tập cho bé bú bình hiệu quả, chúc mẹ chăm bé ngoan và khỏe mạnh. Khi gặp bất kỳ vấn đề gì trong hành trình nuôi con khoa học, các mẹ có nên đến bệnh viện để được các chuyên gia tư vấn và hỗ trợ đúng cách.