Ho mọc tóc là gì? Nguyên nhân “ho mọc tóc” khi mang thai
Tình trạng ho mọc tóc là một trong những vấn đề mà các nàng có thai lo lắng vì sợ ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Vậy, ho mọc tóc tháng thứ mấy thì xuất hiện? Nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Mời bạn cùng Pharmacity tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này thông qua bài viết sau.
Ho mọc tóc là gì?
Khái niệm ho mọc tóc có lẽ khá quen thuộc với nhiều phụ nữ đang mang thai. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện vào giai đoạn cuối 3 tháng đầu của thai kỳ (cụ thể là tuần thứ 14 khi mang thai). Việc ho mọc tóc được hiểu là hiện tượng thai phụ cảm thấy ngứa cổ, thậm chí là ho do tóc của thai nhi bắt đầu mọc dần lên. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian mà vẫn chưa có kết quả chứng minh chính xác.
Ho mọc tóc xuất hiện ở tháng thứ mấy?
Tình trạng ho mọc tóc tháng thứ mấy thì xuất hiện? Thực ra, thời điểm cụ thể cho những cơn “ho mọc tóc” là vào cuối 3 tháng đầu mang thai hay đầu tháng 4 trong thai kỳ. Đặc biệt, đây cũng là giai đoạn bé đang bắt đầu phát triển các nang tóc, lông mi và lông mày. Nhưng thực tế, việc thai nhi mọc tóc không liên quan đến vấn đề mẹ bầu bị ho hay gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe cơ thể.
Nguyên nhân của tình trạng ho mọc tóc
Mặc dù việc bà bầu bị ho 3 tháng đầu theo dân gian quan niệm là do tóc của bé mọc dần khiến chị em bị ngứa cổ và ho. Ngược lại, theo góc độ chuyên khoa thì nguyên nhân gây ra hiện tượng ho mọc tóc là vì:
- Trong quá trình mang thai, các chị em mắc bệnh lây nhiễm thông thường và gây ra triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm, ho,…
- Thai phụ bị trào ngược khi mang bầu cũng là lý do làm kích ứng cổ họng và gây ho.
- Cơ thể phụ nữ mang thai dễ bị dị ứng, nhiễm virus, hen suyễn hay thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm,…
- Ở giai đoạn đầu, những sự thay đổi từ nồng độ hormone thai kỳ hCG cao làm kích thích sản xuất hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone. Lúc này, mẹ bầu sẽ dễ bị buồn nôn, nôn hay kích ứng cổ họng dẫn đến ho.
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tuy bạn đã biết được thời điểm ho mọc tóc ở tháng thứ mấy, nhưng liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến em bé không? Theo chuyên gia, khi mẹ bầu ho sẽ cảm thấy khó chịu nhưng điều này hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến trẻ. Vì thời điểm này bé vẫn được bảo vệ trong tử cung, xung quanh là nước ối, hoạt động như một bộ đệm nhằm chống lại các tác động liên quan đến cơn ho.
Bên cạnh đó, bạn cần cân nhắc về các nguyên nhân gây ra cơn ho mọc tóc. Bởi nếu tình trạng ho do bệnh thì điều này có thể tác động tiêu cực đến thai nhi. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC – Hoa Kỳ), rủi ro biến chứng thai kỳ tăng cao hơn khi các nàng nhiễm bệnh do virus gây ho như cúm hay Covid – 19. Vì vậy, khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những cơn ho ngày càng nhiều, hãy tranh thủ đến khám tại cơ sở y tế sớm nhất.
Bí quyết giúp mẹ bầu giảm ho hiệu quả khi mang thai
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân, thời điểm mà bà bầu bị ho 3 tháng đầu, bạn cũng có thể làm giảm triệu chứng ho trên bằng nhiều cách khác nhau, như:
- Dùng nước muối sinh lý: Sử dụng khi ho do chảy nước mũi sau hoặc nghẹt mũi.
- Dùng máy tạo độ ẩm: Nhằm tăng lượng ẩm, làm ẩm niêm mạc ở mũi, từ đó giảm kích ứng hiệu quả.
- Nên uống nhiều nước ấm, nước cam hay nước chanh: Điều này có thể làm giảm khô họng và giải độc tốt. Đối với nước ấm sẽ làm dịu cổ họng và giảm ho, riêng nước chanh và cam chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống viêm và tăng cường miễn dịch.
- Hít hơi nước nóng pha các tinh dầu thiên nhiên hoặc pha nước muối: Gồm các hương vị như dầu bạc hà, oải hương. Cụ thể, bạn sẽ đun sôi bình nước đã pha muối hay tinh dầu và hít hơi nước ấm trong 10 phút.
- Dùng kẹo ngậm chứa vitamin C hay thuốc ngậm có thành phần tự nhiên: Những loại kẹo này có tác dụng làm giảm cơn ho và làm dịu cổ họng an toàn.
- Súc miệng và họng bằng nước muối ấm: Thao tác này sẽ giúp các nàng trị ho viêm họng tối ưu.
- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, ngủ sớm: Điều này làm cơ thể được phục hồi và tăng cường miễn dịch.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng: Cách cải thiện tình trạng ho mọc tóc tốt nhất là bạn nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng bằng thực đơn có chứa nhiều protein, vitamin như khoai lang, rau bina, trứng, hạt, cá, ớt ngọt hay trà xanh,…
Hy vọng với những thông tin mà Pharmacity đã chia sẻ ngay trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề ho mọc tóc. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên quan tâm, theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân để điều trị bệnh sớm nhất có thể nhé!