Hen suyễn và lối sống
Hen suyễn và lối sống
Hen phế quản ( hay còn gọi là Hen suyễn ) là tình trạng viêm mạn tính đường thở, với sự tham gia của nhiều tế bào và thành phần tế bào, làm tăng tính đáp ứng đường thở (co thắt, phù nề, tăng tiết đờm) gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho tái diễn nhiều lần, thường xảy ra ban đêm và sáng sớm, có thể hồi phục tự nhiên hoặc do dùng thuốc.
Dấu hiệu nhận biết
- Có những cơn khò khè tái phát nhiều lần
- Cơn ho về đêm tái phát nhiều lần
- Có ho, khò khè, khó thở, nặng ngực khi gắng sức
- Có ho, khò khè, khó thở và nặng ngực khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay khói ô nhiễm.
- Có triệu chứng “cảm cúm” kéo dài hơn 10 ngày
- Các triệu chứng của bệnh có cải thiện khi điều trị thuốc hen
- Các triệu chứng trên xuất hiện hoặc nặng lên về đêm và sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với một số dị nguyên hay các yếu tố nguy cơ.
Cần khai thác tiền sử người bệnh và gia đình người bệnh về các bệnh dị ứng như hen, chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, dị ứng thức ăn, v.v...
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
- Yếu tố di truyền: Cơ địa dị ứng, liên quan đến sự hình thành IgE và các chất trung gian hóa học.
- Béo phì, suy dinh dưỡng, đẻ non.
- Giới tính: Trẻ nam có nguy cơ mắc hen cao hơn trẻ nữ, nhưng ở người lớn, nữ giới lại mắc hen nhiều hơn.
- Dị nguyên trong và ngoài nhà: Mạt bụi, lông thú, gián, nấm mốc, hóa chất, phấn hoa, virus, khói thuốc lá.
- Nhiễm trùng, các yếu tố nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường.
Chế độ ăn uống cho người hen suyễn
Chế độ ăn uống hợp lý giúp kiểm soát hen suyễn hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống cho người mắc hen suyễn:
- Ăn nhiều rau quả: Giúp tăng cường sức đề kháng và giảm viêm.
- Tránh thực phẩm gây dị ứng: Như sữa, hải sản, đậu phộng, và các chất phụ gia có trong thực phẩm.
- Hạn chế muối: Muối có thể làm tăng nguy cơ co thắt phế quản.
- Uống đủ nước: Giúp làm loãng đờm và giữ cho đường thở luôn ẩm
Tập thể dục cho người hen suyễn
Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và kiểm soát hen suyễn. Tuy nhiên, cần chú ý:
- Khởi động kỹ trước khi tập.
- Tránh tập luyện trong môi trường lạnh hoặc ô nhiễm.
- Chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội.
- Sử dụng thuốc hít trước khi tập luyện nếu cần.
Lối sống và các can thiệp không dùng thuốc
Các cách xây dựng lối sống lành mạnh
- Ngưng hút thuốc lá và tránh phơi nhiễm khói thuốc lá trong môi trường:
- Mỗi lần thăm khám, khuyến khích người bệnh hen bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá trong môi trường.
- Tư vấn cha mẹ/người chăm sóc trẻ bị hen không hút thuốc khi ở gần trẻ.
- Hoạt động thể chất:
- Khuyến khích người bệnh hen tham gia hoạt động thể chất thường xuyên vì có ích lợi cho sức khỏe chung.
- Tư vấn về việc dự phòng co thắt phế quản do vận động với việc dùng ICS thường xuyên, làm ấm cơ thể, dùng SABA hoặc liều thấp ICS-formoterol trước khi vận động.
- Tránh phơi nhiễm nghề nghiệp:
- Với các trường hợp hen nghề nghiệp, cần xác định và loại bỏ các tác nhân mẫn cảm nghề nghiệp sớm nhất có thể và tránh đề người bệnh tiếp xúc thêm với các tác nhân này.
- Tránh các thuốc có thể làm hen trở nặng:
- Tránh dùng aspirin và NSAID ở người bệnh hen có tiền sử mẫn cảm với các thuốc này.
- Thận trọng khi kê đơn thuốc chẹn beta giao cảm cho người bệnh hen. Cần xem xét giữa lợi ích và nguy cơ có liên quan
- Chế độ ăn hợp lý:
- Khuyến khích người bệnh hen ăn thực đơn nhiều rau quả vì có lợi cho sức khỏe nói chung.
- Tránh các thức ăn mà người bệnh hen bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các chất phụ gia có trong thức ăn.
- Giảm tiếp xúc yếu tố kích phát hen trong nhà:
- Giảm độ ẩm, tăng nguồn ánh sáng trong nhà
- Khuyến khích người bệnh hen sử dụng các nhiên liệu không gây ô nhiễm, nguồn ô nhiễm được thông ra khỏi nhà nếu có thể.
- Giảm cân:
- Đưa việc giảm cân vào kế hoạch điều trị người bệnh hen béo phì
- Tập thở:
- Tập thở có thể tăng cường hiệu quả của điều trị bằng thuốc đối với triệu chứng hen và chất lượng cuộc sống.
- Tránh tiếp xúc yếu tố kích phát hen ngoài trời:
- Khi số lượng phấn hoa và nấm mốc cao nhất, đóng cửa sổ và cửa ra vào, ở trong nhà và sử dụng máy điều hòa không khí.
- Tránh những hoạt động thể chất nặng ngoài trời trong tình trạng thời tiết bất lợi và tránh những môi trường bị ô nhiễm.
- Đối phó với các sang chấn tâm lý:
- Khuyến khích người bệnh xác định mục đích và phương pháp đối phó với các sang chấn cảm xúc nếu nó làm cho hen trở nặng.
- Đánh giá sức khỏe tâm lý đối với người bệnh có triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Kết luận
Hen suyễn là một bệnh mạn tính cần được quản lý cẩn thận. Bằng cách tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục đều đặn, và quản lý căng thẳng hiệu quả, người bệnh có thể kiểm soát tốt tình trạng của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ của bạn để tìm ra phương pháp điều trị và quản lý bệnh phù hợp nhất. Đừng quên rằng, mỗi người bệnh hen suyễn đều có thể sống khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc bản thân và tuân thủ điều trị đúng cách.