Haemophilus: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến lớp màng bao quanh não và tủy sống. Việc nhận biết sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Tổng quan chung
Viêm màng não do Haemophilus là một loại viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra.
Là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em, viêm màng não vi khuẩn gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Các vi khuẩn gây bệnh xuất hiện trong khoang dịch não tủy, làm tổn thương hệ thần kinh, gây tỷ lệ tử vong cao và để lại những di chứng nặng nề về vận động, nhận thức.
Triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân bị viêm màng não nói chung thường phối hợp các triệu chứng sốt, kích thích và/hoặc li bì, ở bệnh nhi trên 18 tháng thường có thêm dấu hiệu cổ cứng. Trẻ dưới 3 tháng tuổi dấu hiệu lâm sang thường kín đáo hơn. Dấu hiệu lâm sàng của viêm màng não mủ và viêm màng não không gây mủ (chủ yếu do virus) thường giống nhau, tuy nhiên trong viêm màng não mủ dấu hiệu lâm sàng thường nặng hơn và bệnh viêm màng não do virus lại thường xảy ra theo mùa.
Có thể thấy biểu hiện lâm sàng viêm màng não mủ ở trẻ em trên 18 tháng tuổi như sau:
- Sốt, hội chứng nhiễm khuẩn: thường sốt cao đột ngột, có kèm theo long đường hô hấp trên, quấy khóc hoặc li bì, mệt mỏi, ăn kém, da tái xanh.
- Hội chứng màng não: các dấu hiệu cơ năng: nôn tự nhiên và buồn nôn, đau đầu (ở trẻ nhỏ thường quấy khóc hoặc khóc thét từng cơn), táo bón (ở trẻ nhỏ thường gặp tiêu chảy), có thể có biểu hiện sợ ánh sáng, nằm tư thế cò súng. Các dấu hiệu thực thể: gáy cứng (ở trẻ nhỏ có thể gặp dấu hiệu cổ mềm), dấu hiệu Kernig, Brudzinski, vạch màng não… dương tính. Trẻ nhỏ còn thóp thường có dấu hiệu thóp trước phồng hoặc căng, li bì, mắt nhìn vô cảm.
- Các biểu hiện khác: co giật, liệt khu trú, rối loạn tri giác – hôn mê, ban xuất huyết hoại tử hình sao (gặp trong nhiễm não mô cầu). Các dấu hiệu của sốc nhiễm khuẩn.
- Riêng ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tháng tuổi: bệnh thường xảy ra trên trẻ đẻ non, nhiễm khuẩn ối, ngạt sau đẻ. Hội chứng nhiễm khuẩn thường không rõ rệt, có thể không sốt, thậm chí còn hạ thân nhiệt, hội chứng màng não cũng không đầy đủ hoặc kín đáo. Trẻ thường bỏ bú, nôn trớ, thở rên, thở không đều hoặc có cơn ngừng thở, thóp phồng hoặc căng nhẹ, bụng trướng, tiêu chảy, giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sinh lý của trẻ sơ sinh và có thể co giật.
Nguyên nhân
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do Hib được gây ra bởi loại có vỏ (loại H. influenzae B), trong đó chủng huyết thanh B mang độc lực cao nhất. Chúng có khả năng lây nhanh và gây bệnh ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể người chưa có miễn nhiễm, lớp vỏ giúp H. influenzae tránh không bị tiêu diệt bởi các bạch huyết cầu và hệ thống complement.
Vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib) là nguyên nhân gây ra viêm màng não mủ ở người. Vi khuẩn Hib tồn tại ở mũi, họng, lây truyền từ người này sang người khác qua đường hô hấp, qua dịch tiết mũi – họng do ho, hắt hơi.
Đối tượng nguy cơ
Một số nhóm người có nguy cơ cao bị nhiễm viêm màng não do Haemophilus bao gồm:
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Đặc biệt là trẻ chưa được tiêm phòng đầy đủ.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm những người đang điều trị ung thư, ghép tạng hoặc mắc các bệnh mạn tính.
- Người sống trong môi trường chật hẹp: Như ký túc xá, trại tị nạn, nơi dễ lây nhiễm.
- Người không được tiêm phòng: Những người chưa được tiêm vaccine Hib.
Chẩn đoán
- Xét nghiệm dịch não tủy: Là xét nghiệm quan trọng và có tính chất quyết định trong chẩn đoán. Xét nghiệm cần được tiến hành ngay sau khi thăm khám lâm sàng có dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não mủ.
- Xét nghiệm giúp cho điều trị toàn diện như: sinh hóa (protein, glucose), tế bào (đếm số lượng và thành phần tế bào), vi sinh (nhuộm soi và nuôi cấy), điện giải, khí máu.
- Công thức máu xem xét số lượng và công thức bạch cầu giúp định hướng nhóm nguyên nhân gây bệnh; CRP; Procalcitonin.
- Cấy máu và cấy bệnh phẩm tại vị trí nhiễm trùng có thể xác định được vi khuẩn gây bệnh.
- Những trường hợp đặc biệt có thể tiến hành thêm các xét nghiệm chuyên sâu như xác định kháng nguyên-kháng thể, phản ứng khuếch đại gen,…
- Chụp sọ thường, chụp xoang và chụp ống tai-xương chũm để phát hiện được tình trạng tăng áp lực nội sọ kéo dài và một số yếu tố nguy cơ của viêm màng não;
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) và cộng hưởng từ (MRI) để xác định biến chứng có thể gặp.
Phòng ngừa bệnh
- Việc phát hiện sớm và chẩn đoán kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị nhằm hạn chế tử vong và dị chứng cho trẻ.
- Khi có các dấu hiệu nghi ngờ kể trên, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm xác định chẩn đoán như công thức máu, CRP, điện giải đồ, cấy máu và quan trọng nhất là chọc dò dịch não tuỷ để xét nghiệm sinh hoá và vi sinh.
- Chọc dò dịch não tủy là thủ thuật mang tính quyết định để chẩn đoán xác định. Đây là một thủ thuật xâm lấn và vô trùng. Cần tiến hành chọc dịch não tuỷ sớm ngay khi thăm khám có nghi ngờ viêm màng não mủ. Vị trí chọc dịch não tủy hay sử dụng nhất trên lâm sàng là vùng cột sống thắt lưng ngang mức L4- L5. Bác sĩ sử dụng kim chuyên biệt chọc vào khoang dịch não tủy để lấy dịch não tủy.
- Dịch não tủy sẽ được đánh giá qua quan sát bằng mắt thường, xét nghiệm sinh hoá và vi sinh. Trong viêm màng não mủ, dịch não tuỷ đục như nước vo gạo hoặc như mủ. Soi hoặc cấy dịch não tuỷ xác định được vi khuẩn gây bệnh.
Điều trị Haemophilus như thế nào
Dùng kháng sinh
Kháng sinh là phương pháp điều trị chính để tiêu diệt vi khuẩn Hib. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại kháng sinh phù hợp dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Điều trị hỗ trợ
- Hạ nhiệt bằng paracetamol uống hoặc truyền tĩnh mạch.
- Điều trị tăng áp lực nội sọ.
- Điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.
- Điều trị chống co giật nếu xảy ra.
- Điều trị corticoid đồng thời với acyclovir được thấy là có hiệu quả trong viêm não do HSV do có tác dụng làm giảm phù não và giảm phản ứng viêm trong nhu mô não.
Điều trị tại bệnh viện
Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân cần được nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu.
Viêm màng não do Haemophilus là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm. Việc tiêm phòng vaccin Hib là biện pháp phòng ngừa tốt nhất, đồng thời tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân và cộng đồng để giảm nguy cơ lây nhiễm. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của viêm màng não, hãy đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của mỗi chúng ta, hãy luôn quan tâm và bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.