Giải mã cơn đau phái nữ: Bí quyết vượt qua pms – hội chứng trước chu kỳ kinh
Mặc dù các triệu chứng tiền kinh nguyệt đã xuất hiện được Hippocrates mô tả cách đây 2500 năm và Robert T. Frank đã đưa ra mô tả hiện đại đầu tiên về hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) ngay từ năm 1931, một số câu hỏi về những thay đổi tiền kinh nguyệt mà hầu hết phụ nữ trải qua vẫn chưa được giải đáp. Tại sao một số phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt hơn những người phụ nữ khác vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi và thực tế là nhận thức về những thay đổi tiền kinh nguyệt khác nhau tùy theo nền tảng xã hội và/hoặc dân tộc. (1)
Hội chứng tiền kinh nguyệt – pms là gì?
PMS, đầu tiên nó là một hội chứng – tức là bao gồm nhiều những triệu chứng khác nhau mà người phụ nữ gặp phải trong giai đoạn 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu, bạn có thể nhận thấy đầy hơi, đau đầu, tâm trạng thất thường hoặc nhữngthay đổi khác về thể chất và cảm xúc. Những triệu chứng hàng tháng này được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt hay PMS. Khoảng 85% phụ nữ trải qua một số mức độ PMS. Một số có các triệu chứng nghiêm trọng hơn làm gián đoạn công việc hoặc các mối quan hệ cá nhân, được gọi là rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD). (2)
Những triệu chứng này khá đa dạng và thay đổi tuỳ theo từng người nhưng nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm chính: Những thay đổi về tâm thần (cảm xúc), như trầm cảm, chán nản, thất vọng về bản thân, không muốn làm việc, học tập, chán đời… hoặc cũng có thể dễ cáu giận, dễ kích thích, nóng nảy, cảm xúc cũng dễ thay đổi kiểu sáng nắng chiều mưa… đây là nhóm triệu chứng chính và nặng nề nhất của PMS.
Hai là những triệu chứng về thể chất như đầy bụng, cảm giác lên cân, căng tức ở ngực và ba là những vấn đề liên quan đến đau, có thể đau ở cơ, các khớp, đau lưng, đau đầu…căn nguyên gây ra PMS tới bây giờ giới khoa học vẫn chưa xác định được rõ ràng, người ta tin rằng nó liên quan đến những đáp ứng về thay đổi nội tiết trong cơ thể của người phụ nữ. Mức độ nặng nhẹ cũng thay đổi tuỳ từng cá nhân, may mắn là phần lớn người mắc PMS chỉ ở thể nhẹ, chỉ cần điều chỉnh về lối sống, ăn uống, hoặc dùng các dược phẩm an toàn, dễ tiếp cận là đủ để giải quyết vấn đề. Trong khi đó chỉ có tỉ lệ rất thấp các trường hợp nặng thì việc điều trị lại rất khó khăn, có khi phải cắt cả tử cung, buồng trứng của các phụ nữ còn rất trẻ và để lại rất nhiều những hệ luỵ đáng tiếc về sau.
Những biện pháp giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt (3)
- Tập thể dục
- Nên sử dụng một số thực phẩm như:
- Sử dụng nguồn tinh bột “phức tạp”: tinh bột phức tạp, ví dụ như bánh mì nguyên cám và ngũ cốc. đây là các thực phẩm giàu chất xơ có thể giữ cho mức đường huyết ổn định, điều này có thể giúp làm giảm nhẹ sự bất ổn của tâm trạng và thèm ăn.
- Thực phẩm giàu calci: đậu phụ, sữa chua, … calci có thể làm nhẹ các triệu chứng đau liên quan đến những ngày “ấy.
- Tránh sử dụng một số loại thực phẩm: Muối – do làm tăng chướng bụng; cafein – làm tăng khả năng kích thích; đường – có thể làm thèm ăn hơn; Thức uống có cồn – có thể ảnh hưởng đến tâm trạng
- Giải tỏa căng thẳng: mỗi người phụ nữ sẽ phù hợp với một biện pháp giải tỏa căng thẳng khác nhau.
- Sử dụng thuốc
- Thuốc giảm đau OTC có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng về thể chất liên quan tới PMS như căng tức ngực, đau đầu, đau lưng, hoặc chuột rút. Một số thuốc có thể giúp ích như: Acetaminophen (Paracetamol); NSAIDs: Diclofenac/Naproxen/ Ibuprofen, …
- Thuốc lợi tiểu nhẹ giảm phù, đầy hơi và chướng bụng do tình trạng giữ nước. VD: Pamabrom
- Thuốc kháng histamin giúp giảm triệu chứng kích thích – giảm nhẹ thay đổi tâm trạng, lo âu. VD: Pyrilamin …
- Liệu pháp hormones VD: Viên tránh thai hằng ngày.
- Thuốc chống trầm cảm có thể giúp phụ nữ với triệu chứng thay đổi tâm trạng mức độ nặng. VD: Nhóm SSRIs (Fluoxetine, Paroxetine…)
- Thực phẩm bổ sung. VD: Vitamin nhóm B, Magnesi, Calci, Vitamin E, …
Theo nghiên cứu, hơn 90% phụ nữ trong 1 khảo sát tại Mỹ (4) cho biết họ đang phải đối mặt với các cơn đau và triệu chứng tiền kinh nguyệt hàng tháng, điều gây ra ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống và tạo ra nhiều khó khăn hơn cho phái nữ. Đó chính là động lực để các công ty dược phẩm luôn nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm với công thức giảm đau hiệu quả, nổi trội là công thức 3P: Paracetamol – Pamabrom – Pyrilamin, tác dụng được công nhận khi hiệu quả với mọi triệu chứng của Hội chứng tiền kinh nguyệt như: đau bụng kinh, chướng bụng, đầy hơi, stress.
Giải pháp 3P với nguồn gốc công thức từ Mỹ, được hàng triệu phụ nữ của xứ cờ hoa tin tưởng và sử dụng rộng rãi như thuốc không kê toa, công thức 3P giải quyết được đa triệu chứng của phái nữ trong thời kỳ PMS và cả khi hành kinh. Chúng ta cùng nhau tham khảo thành phần bên dưới nhé:
Paracetamol 500 mg là một hoạt chất giảm đau(5) phổ biến trên thị trường với đa tác động cho tác dụng giảm đau. Được WHO khuyến cáo là liệu pháp giảm đau đầu tay (6) để giảm đau bụng, đau đầu, đau lưng và đau cơ không chỉ đối với những ngày tiền kinh nguyệt cũng như trong kỳ kinh nguyệt.
Pamabrom 25 mg là một chất có khả năng lợi tiểu nhẹ giảm các triệu chứng tích nước dẫn đến sưng phù và tăng cân, đầy hơi, và cảm giác no, thường được phối hợp với thuốc giảm đau trong điều trị các triệu chứng liên quan đến thời kỳ tiền kinh nguyệt và kinh nguyệt(7)
Pyrilamin 15 mg (hay còn gọi là mepyramine) là một hoạt chất thuộc nhóm kháng histamine thế hệ mới (7). Do đó, hoạt chất này cũng có khả năng làm giảm tình trạng kích thích do đó giảm bớt cảm giác khó chịu trong những ngày tiền kinh nguyệt và cũng như trong kỳ kinh nguyệt.
Viên thuốc với tác động 3P: Paracetamol – Pamabrom – Pyrilamin được chứng minh trên lâm sàng giúp làm giảm các cơn đau liên quan kinh nguyệt hiệu quả và dung nạp tốt (8) không thua kém các phối hợp đã có nhiều năm lưu hành trên thị trường.
Những câu hỏi thường gặp (10,11,12)
- Mệt mỏi vì tâm trạng không tốt với PMS? Chán nản với việc lúc vui lúc buồn?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là sự kết hợp của các triệu chứng mà nhiều phụ nữ mắc phải khoảng một hoặc hai tuần trước kỳ kinh nguyệt. Theo Cơ quan Sức khỏe và Dịch vụ con người (OASH), khoảng trên 90% phụ nữ cho biết họ có một số triệu chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đầy bụng, đau đầu và ủ rũ. Đối với một số phụ nữ, các triệu chứng này có thể nghiêm trọng đến mức họ phải nghỉ làm hoặc nghỉ học, trong khi thiểu số phụ nữ chỉ bị các triệu chứng nhẹ hơn. Trung bình, phụ nữ ở độ tuổi 30 có nhiều khả năng mắc PMS nhất.
Những triệu chứng này gây phiền hà và có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày, nhưng mặt khác nó có thể được kiểm soát hiệu quả bằng các loại thuốc an toàn và hiệu quả.
Chắn hẳn có rất nhiều câu hỏi xuất hiện trong đầu các cô gái khi đang trải qua PMS và chúng tôi ở đây để giải quyết những câu hỏi đó, đồng thời, đưa ra một số khuyến cáo để giúp các bạn đối phó với tình trạng này.
- Ai có thể trải qua PMS?
Có đến 3/4 phụ nữ chia sẻ họ đã từng trải qua các triệu chứng của PMS vào một thời điểm nào đó trong đời. Theo các nghiên cứu đã thiết lập cho thấy rằng, có khoảng 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Trong đó, có 2 – 8% phải trải qua Hội chứng rối loạn thần kinh tiền kinh nguyệt (PMDD), đây là thể nghiêm trọng hơn của PMS.
Phụ nữ có thể gặp PMS thường xuyên hơn khi có các đặc điểm sau:
- Có mức độ căng thẳng cao
- Có tiền sử gia đình gặp trầm cảm
- Có tiền sử bệnh về trầm cảm hoặc trầm cảm sau sinh
- PMS thay đổi theo tuổi tác có hay không?
Có. Triệu chứng PMS có thể trở nên tệ hơn khi bạn đến cuối độ tuổi 30 hoặc 40, tiến gần đến độ tuổi mãn kinh hoặc đang trong quá trình chuyển sang mãn kinh – còn gọi là tiền mãn kinh.
- Chẩn đoán PMS như thế nào?
Không có bất kì kiểm tra đơn thuần nào cho PMS. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về những triệu chứng bạn đã trải qua, thời điểm chúng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến cuộc sống của bạn.
Bạn có thể bị PMS nếu bạn có các triệu chứng như:
- Các triệu chứng xảy ra trong 5 ngày trước khi hành kinh và diễn ra trong ít nhất 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp.
- Kết thúc trong vòng 4 ngày sau khi kỳ kinh của bạn bắt đầu.
- Ngăn cản bạn làm hoặc tận hưởng các hoạt động sinh hoạt thông thường.
Theo dõi các triệu chứng PMS mà bạn có và mức độ nghiêm trọng của chúng trong vài tháng, ghi chú lại các triệu chứng này theo từng ngày và đem theo nếu bạn phải đến gặp bác sĩ.
- Những loại thuốc nào có thể điều trị các triệu chứng này?
Có rất nhiều loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng PMS. Theo các nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia y tế của phòng khám Cleveland và các khuyến nghị của Viện quốc gia về sức khỏe và chăm sóc Anh Quốc (NICE UK) – Có rất nhiều thuốc có thể điều trị các triệu chứng . Theo các nghiên cứu lâm sàng của , Cleveland Clinic medical professionals và khuyến cáo của NICE UK – mọi người có thể sử dụng paracetamol để kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, chỉ Paracetamol sẽ không làm giảm các triệu chứng khác của PMS như đầy hơi hay thay đổi tâm trạng. Một số nghiên cứu đã được thực hiện chỉ ra rằng Pyrilamine maleates là thuốc kháng histamine và Pamabrom là thuốc lợi tiểu yếu sẽ làm giảm các triệu chứng phổ biến của PMS như đầy hơi và thay đổi tâm trạng.
Chỉ duy nhất một viên với sự phối hợp của 3 chất Paracetamol, Pyrilamine và Pamabrom là phối hợp không thể phù hợp hơn để loại bỏ tất cả các triệu chứng của PMS.
- Các vitamin và khoáng chất có giúp ích gì đối với các triệu chứng PMS hay không?
Vitamin, khoáng chất và thực phẩm bổ sung chứa dược liệu không được FDA quy định giống như các loại thuốc kê đơn và không kê đơn, vì vậy bạn nên kiểm tra với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi dùng.
- Làm thế nào để tôi có thể ngăn ngừa PMS?
Bạn không thể ngăn chặn PMS nhưng bạn có thể kiểm soát các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.
Một lưu ý từ phòng khám Cleveland, Canada
Chỉ vì hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) phổ biến không có nghĩa là bạn phải chịu đựng những triệu chứng mà nó gây ra. Hãy chú ý quan sát tất cả các triệu chứng từ những cơn đau nhức hoặc sự thay đổi tâm trạng xảy ra khi sắp tới kỳ hành kinh của bạn, vì đó có thể là những dấu hiệu của PMS. Nếu những triệu chứng này đang cản trở sức khỏe của bạn, hãy thử thay đổi thói quen hoặc sử dụng thuốc để những ngày đó của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Tài liệu tham khảo:
- Tschudin, S. A global view on premenstrual syndrome. Arch Womens Ment Health 25, 1007 (2022). https://doi.org/10.1007/s00737-022-01270-4.
- https://www.webmd.com/women/pms/ss/slideshow-premenstrual-syndrome-pms
- https://go.drugbank.com/drugs/DB00316
- Winer, S. A., Rapkin, A. J. (2006). Premenstrual disorders: prevalence, etiology and impact. Journal of Reproductive Medicine; 51(4 Suppl):339-347.
- Ennis ZN, Dideriksen D, Vaegter HB, Handberg G, Pottegard A: Acetaminophen for Chronic Pain: A Systematic Review on Efficacy. Basic Clin Pharmacol Toxicol. 2016 Mar;118(3):184-9. doi: 10.1111/bcpt.12527. Epub 2015 Dec 28. (PubMed ID 26572078)
- https://go.drugbank.com/drugs/DB14018
- https://go.drugbank.com/drugs/DB06691
- Ortiz MI, Murguía-Cánovas G, Vargas-López LC, Silva R, González-de la Parra M. Naproxen, paracetamol and pamabrom versus paracetamol, pyrilamine and pamabrom in primary dysmenorrhea: a randomized, double-blind clinical trial. Medwave. 2016 Oct 24;16(9):e6587. Spanish, English. doi: 10.5867/medwave.2016.09.6587. PMID: 27813503.
- https://www.webmd.com/women/pms/ss/slideshow-premenstrual-syndrome-pms
Clevelandclinic.org
NHS.UK
WomenHealth.org, Hoa Kỳ