Giải đáp: Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?
Giai đoạn 3 tháng đầu trong quá trình mang thai được xem là thời kỳ vàng của thai nhi và cũng là lúc em bé trong bụng mẹ còn non yếu. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ? Pharmacity sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi trên bằng cách chia sẻ chế độ dinh dưỡng chi tiết cho chị em phụ nữ trong khoảng thời gian nhạy cảm này ngay trong phần bài viết dưới đây.
Mẹ bầu 3 tháng đầu tiên cần ăn bao nhiêu calo một ngày?
Trước khi trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ nên ăn gì?”, thì bạn cần biết được lượng calo trung bình mà phụ nữ mang thai nên tiêu thụ trong một ngày. Cụ thể, lượng calo được khuyến khích của một người có thể trọng trung bình và khỏe mạnh thì khoảng 2000 calo và không quá khác biệt so với lúc chưa mang thai.
Chính vì vậy, các mẹ bầu đừng quá lo lắng con không đủ chất mà nạp quá nhiều thức ăn vào cơ thể. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những thực phẩm có đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo lượng calo mỗi ngày trong giai đoạn này.
Mẹ bầu 3 tháng đầu tiên cần ăn bao nhiêu calo một ngày?
Bầu 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con không vào mẹ?
Bạn nên xây dựng chế độ ăn uống trong thời kỳ này bằng việc bổ sung các loại thực phẩm sau:
Trứng
Trứng vừa là nguồn bổ sung protein cực kỳ tốt mà còn là giúp cung cấp choline – Là một dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Đồng thời, trứng còn ngừa sự phát triển bất thường của cột sống và não. Do đó, việc bổ sung thực phẩm này vào 3 tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng để giúp bé được khỏe mạnh hơn.
Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn trứng để tốt cho bé
Thịt nạc
Đối với thịt nạc chính là thực phẩm cung cấp hàm lượng protein dồi dào, bao gồm các loại thịt gà, thịt bò hay thịt lợn. Đặc biệt, trong thịt bò còn giúp bổ sung sắt, choline cùng với vitamin nhóm B khác. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết mà mẹ bầu nên lựa chọn sử dụng khi mang thai.
Khoai lang
Khoai lang cũng được xem là thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên mang thai. Bởi trong chúng có rất nhiều beta-caroten (hay gọi là tiền vitamin A), cụ thể trong 1 củ khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể đến 400% lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày. Vì vậy, bạn có thể thay thế các thực phẩm như nội tạng động vật bằng cách dùng khoai lang khi có thai.
Khoai lang là thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu tiên mang thai
Các loại rau xanh
Mẹ bầu 3 tháng đầu tiên ăn gì thì tốt cho thai nhi? Đó là các loại rau xanh như bông cải xanh, rau xà lách, dưa leo,… Phần lớn trong rau sẽ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú, như là vitamin C, vitamin A, vitamin K, sắt, canxi, kali cùng với folate. Không những thế, chất xơ có trong rau xanh cũng giúp hạn chế tình trạng táo bón và hỗ trợ tiêu hóa cho mẹ bầu.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Khi đang trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên tiêu thụ lượng protein và canxi nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của thai nhi. Bởi khi chế độ ăn của mẹ bầu thiếu canxi sẽ rất dễ gây nguy cơ loãng xương.
Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng này chủ yếu đến từ sữa và các chế phẩm từ sữa, trong đó, sữa chua Hy Lạp là loại sản phẩm chứa nhiều canxi nhất. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không nên dùng sữa hay sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng trong quá trình mang thai.
Sữa và các chế phẩm từ sữa giúp bổ sung protein và canxi cho bé
Các loại trái cây
Các loại trái cây như ổi, dâu tây, cam,… là những món ăn giúp an thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu nên bổ sung vào thực đơn. Đặc biệt, vitamin C có trong trái cây còn thúc đẩy sự phát triển của xương, mô đồng thời tăng cường hấp thu sắt tối ưu.
Bên cạnh đó, bơ cũng là loại trái cây chứa vitamin B, nhiều nhất là folate và các loại chất béo lành mạnh sẽ là sự lựa chọn phù hợp cho mẹ bầu. Ngoài ra, chuối cũng giúp bạn giảm chứng chuột rút ở thai kỳ bằng việc cung cấp hàm lượng vitamin K dồi dào.
Dầu gan cá
Bên cạnh trái cây và rau xanh, việc sử dụng dầu gan cá cũng là thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mà bạn nên quan tâm. Thực tế, khi sử dụng dầu gan cá sẽ bổ sung omega-3, vitamin D cùng vitamin A rất tốt cho sự phát triển xương và não của bé. Bên cạnh đó, trong cá còn chứa lượng thủy ngân thấp, như cá mòi hay cá trích cũng cung cấp thêm omega-3 tốt cho cơ thể.
Dầu gan cá cung cấp omega-3, vitamin D và vitamin A dồi dào cho mẹ bầu
Ăn gì khi mẹ bầu 3 tháng đầu bị ốm nghén nặng?
Trong quá trình mang thai, đặc biệt với người lần đầu có em bé thì nhiều chị em gặp phải tình trạng ốm nghén, chán ăn nên không thể bổ sung đủ chất cho con. Vì thế, ngoài những món ăn giúp an thai 3 tháng đầu, bạn cũng có thể thử xây dựng thực đơn ăn uống theo cách sau:
- Thay vì chỉ ăn 3 bữa chính, bạn nên chia nhỏ bữa và ăn nhiều bữa trong ngày.
- Hạn chế các loại thức ăn chứa nhiều chất béo, cay và nóng.
- Ưu tiên nhóm thức ăn mềm, như là bột yến mạch, cháo hay sinh tố.
- Chuẩn bị bữa ăn nhẹ, chẳng hạn là trái cây, bánh quy, bánh mì sandwich hay các loại hạt,…
Phụ nữ mang thai nên lựa chọn nhóm thức ăn mềm như cháo, sinh tố,…
Kinh nghiệm ăn uống lành mạnh khi mang thai
Có những phụ nữ trước khi mang thai đã quen với chế độ ăn uống thoải mái nên dễ gặp khó khăn trong việc thay đổi thực đơn. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng việc cung cấp dưỡng chất trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ là tiền đề cho bé phát triển toàn diện sau này.
Do đó, ngoài việc giải đáp thắc mắc “Mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì?”, dưới đây là bí quyết ăn uống mà bạn nên tham khảo:
- Cung cấp đủ nước: Cụ thể là từ 2 – 3 lít/ngày nhằm đảm bảo lượng máu lưu thông tốt hơn.
- Lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh: Bạn nên có những bữa ăn nhẹ giữa buổi, như ngũ cốc, bánh quy, sữa chua, các loại hạt hay sinh tố trái cây.
- Nên uống vitamin trước khi sinh: Đối với loại vitamin B9 là bắt buộc bổ sung cho cơ thể trước khi mang thai và suốt thai kỳ. Bởi chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh hay các dị tật khác ở trẻ. Ngoài ra, khi bạn gặp tình trạng ốm nghén thì nên thử vitamin B6.
Mẹ bầu nên thường xuyên dùng vitamin trước khi sinh
Như vậy, có thể thấy việc tìm hiểu mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn gì là vô cùng quan trọng. Song song với chế độ ăn uống khoa học, bạn cũng cần chăm sóc tốt sức khỏe và tinh thần để thai nhi luôn được phát triển tốt nhất nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.