Dấu hiệu lão hóa của cơ thể: bạn đã biết chưa?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng dấu hiệu lão hóa chỉ xuất hiện trên làn da, biểu hiện cụ thể là nếp nhăn, da chảy xệ, thiếu sức sống,… Tuy nhiên, trên thực tế, khi cơ thể lão hóa, dấu hiệu sẽ dần dần xuất hiện ở mọi cơ quan trên cơ thể, bao gồm cả làn da và nhiều bộ phận khác.
Dấu hiệu lão hóa dần xuất hiện trên cơ thể là điều không một ai có thể tránh khỏi. Vậy những cơ quan, bộ phận nào có dấu hiệu lão hóa? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Tìm hiểu quá trình lão hóa của con người
Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu lão hóa của cơ thể, bạn cũng cần nắm thêm thông tin về quá trình lão hóa, già đi của con người. Lão hóa là tiến trình tự nhiên và luôn diễn ra liên tục. Cơ thể con người sẽ đạt đỉnh cao về thể chất cũng như chức năng của mỗi cơ quan vào khoảng 35 tuổi, sau đó sẽ dần suy giảm. Sự lão hóa này bao gồm cả về cấu trúc của các bộ phận cũng như thay đổi ngoại hình.
Quá trình lão hóa của cơ thể xuất hiện ở làn da và nhiều cơ quan, bộ phận khác.
“Khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường giảm: Sự lão hóa khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn, ngay cả khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh đều tác động xấu đến sức khỏe con người. Mất dần khả năng phục hồi chấn thương: Chấn thương khi chơi thể thao, chấn thương trong sinh hoạt,… có thể khiến người lớn tuổi mất đi khả năng vận động bất cứ lúc nào. Suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể: Khi tuổi càng cao, sức khỏe và sức đề kháng đều giảm dần, nguy cơ mắc bệnh tăng và khả năng tiến triển xấu hoặc lây lan cũng mạnh hơn.”
Đấu hiệu lão hóa xuất hiện ở những cơ quan nào?
Như bạn đã biết, lão hóa không chỉ thể hiện ở hình dáng bên ngoài cơ thể mà đồng thời còn làm thay đổi cấu trúc của hầu hết các bộ phận bên trong. Dấu hiệu lão hóa ở các cơ quan có thể kể đến như:
Dấu hiệu lão hóa của hệ thống tim mạch
Ở giai đoạn cơ thể bắt đầu lão hóa, hệ thống tim mạch cũng có những sự thay đổi nhất định. Các mạch máu khi này trở nên cứng hơn, gián tiếp khiến tim làm việc nhiều và mệt mỏi hơn để bơm máu đến các cơ quan khác. Bên cạnh đó, các cơ tim cũng thay đổi dần để thích ứng với điều này, dẫn đến tăng nguy cơ huyết áp cao và các vấn đề tim mạch khác.
“Dấu hiệu lão hóa hệ thống tim mạch và nguy cơ cao huyết áp và vấn đề tim mạch cao hơn.”
Dấu hiệu lão hóa ở hệ cơ xương khớp
Dấu hiệu lão hóa của cơ thể có những biểu hiện trên cả hệ cơ xương khớp, điển hình như mật độ và kích thước của xương có xu hướng co lại khiến xương yếu hơn, dễ gãy xương hơn. Thậm chí bạn còn cảm thấy mình dường như lùn hơn lúc trẻ.
Lúc này, các sụn bao quanh khớp dần mỏng đi, một phần là do hao mòn tự nhiên, một phần là do dấu hiệu lão hóa. Các dây chằng và gân giảm độ đàn hồi, các khớp có cảm giác căng cứng hơn thông thường dẫn đến khó khăn trong vận động, đi lại, leo cầu thang,…
Dấu hiệu lão hóa ở hệ tiêu hóa
Nhìn chung, hệ tiêu hóa là cơ quan ít bị ảnh hưởng nhất bởi tuổi tác và các dấu hiệu lão hóa không quá nghiêm trọng. Khi già đi, các cơ thực quản co bóp ít hơn, dạ dày cũng không thể chứa được nhiều thức ăn như khi còn trẻ do độ đàn hồi giảm. Quá trình tiêu hóa thức ăn cũng vì vậy mà chậm lại, cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng không bằng lúc trẻ.
Mặc dù vậy, sự thay đổi cấu trúc ở ruột già cũng phần nào gây tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng sản xuất lượng lactase ít hơn nên việc tiêu hóa sữa giảm hiệu quả. Đây cũng là nguyên nhân người lớn tuổi thường không dung nạp các sản phẩm từ sữa.
“Khi lão hóa, cơ thể dễ bị đầy hơi, khó tiêu hơn.”
Dấu hiệu lão hóa ở phổi và hệ hô hấp
Như bạn đã biết, dấu hiệu lão hóa xuất hiện ở hầu hết các cơ quan, bộ phận trên cơ thể, trong đó có phổi và hệ hô hấp. Khi bị lão hóa, cơ dùng để thở, cơ hoành và cơ giữa các xương sườn có xu hướng yếu dần. Số lượng túi khí (hay còn gọi là phế nang) cùng với các mao mạch phổi suy giảm dẫn đến hạn chế lượng oxy hấp thụ được từ không khí khi hít vào.
Phổi khi lão hóa cũng yếu hơn, độ đàn hồi giảm và dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này khiến người lớn tuổi không tập luyện được lâu như trước, việc hít thở ở những khu vực có không khí loãng cũng gặp nhiều khó khăn, nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp cũng tăng khi phổi và hệ hô hấp có dấu hiệu lão hóa.
Lưu ý làm chậm lại quá trình lão hóa bạn nên biết
Để duy trì sức khỏe tốt cũng như làm chậm lại quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, các bác sĩ đưa ra một số lời khuyên bổ ích như:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ, vitamin D và khoáng chất cho cơ thể.
- Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, mỡ động vật, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ,…
- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức và thường xuyên để duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương khớp.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý. Nếu bạn bị thừa cân, hãy giảm cân bằng phương pháp lành mạnh, an toàn.
- Quản lý tâm trạng, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi bằng cách thiền, tập luyện yoga, ưu tiên sở thích, đi tình nguyện, du lịch cùng gia đình,…
- Nên ngủ đủ giấc, cụ thể từ 7 – 9 tiếng/ngày.
- Tránh lạm dụng các chất kích thích và đồ uống có cồn vì gây nguy cơ đến sức khỏe tim mạch và tốc độ xuất hiện các dấu hiệu lão hóa.
- Duy trì các hoạt động trí óc nhằm kích thích thần kinh hoạt động, cải thiện trí nhớ, đề phòng chứng suy giảm trí nhớ ở người già hoặc các vấn đề về trí nhớ.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài, kể cả khi trời râm mát để bảo vệ làn da, tránh sạm nám, chảy xệ, đen sạm,…
- Thăm khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết với mọi người, đặc biệt là người sau độ tuổi trung niên.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể.
Hy vọng những thông tin trên từ đã giúp bạn nắm được các dấu hiệu lão hóa của cơ thể. Việc lão hóa là điều tất yếu, xảy ra ở tất cả mọi người nên khi có những dấu hiệu đầu tiên, bạn không nên quá lo lắng hoặc stress, tốt nhất nên giữ tinh thần thoải mái và tận hưởng cuộc sống.
Các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu lão hóa của cơ thể
- Dấu hiệu lão hóa cơ thể thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Dấu hiệu lão hóa cơ thể thường bắt đầu xuất hiện vào độ tuổi từ 35 trở đi, khi cơ thể cũng bắt đầu suy giảm chức năng và thể lực.
- Có cách nào để ngăn chặn hoặc làm chậm lại quá trình lão hóa?
Mặc dù không thể ngăn chặn quá trình lão hóa hoàn toàn, nhưng có một số cách để làm chậm lại quá trình lão hóa như duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu cần thiết, quản lý tâm lý cân nhắc, không sử dụng chất kích thích, duy trì giấc ngủ đủ giấc, và bảo vệ da khỏi các tác động môi trường có hại.
- Việc không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp ngăn chặn quá trình lão hóa?
Ánh nắng mặt trời có thể gây tổn hại cho làn da, gây lão hóa sớm. Việc sử dụng kem chống nắng và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và làm chậm quá trình lão hóa.
- Có cách nào để tăng độ dẻo dai của hệ cơ xương khớp?
Để tăng độ dẻo dai của hệ cơ xương khớp, bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục mỗi ngày như yoga, tập thể dục aerobic, đi bộ, chạy bộ, và tăng cường cân bằng cơ bắp.
- Dấu hiệu lão hóa cơ thể có thể ngăn chặn được không?
Dấu hiệu lão hóa cơ thể không thể ngăn chặn hoàn toàn nhưng có thể làm chậm lại bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, chăm sóc sức khỏe tổng quát và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp.
Nguồn: Tổng hợp