![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-1.png)
triệu chứng
Covid-19
![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-2.png)
Bệnh nhân
Covid-19
![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-3.png)
chăm sóc
bệnh nhân covid-19
![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-4.png)
thuốc điều trị
Covid-19
![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-5.png)
thiết bị đo
spo2
![[object Object]](/images/sale-t2/covid19/icon-6.png)
đường dây
nóng
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CÁCH LY BỆNH NHÂN COVID-19 TẠI NHÀ
3 ĐIỀU KIỆN CẦN CHO PHÉP F0
CÁCH LY TẠI NHÀ
- F0 trong độ tuổi từ 1 đến dưới 50 tuổi, không có triệu chứng hoặc triệu chứng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút)
- F0 không thuộc nhóm đối tượng nguy cơ như bệnh nền, béo phì, mang thai.
- Bệnh nhân COVID-19 có khả năng tự chăm lo cho bản thân các vấn đề cơ bản như ăn uống, vệ sinh cá nhân, giặt quần áo và có thể tự theo dõi được tình trạng sức khỏe bản thân
- Đối tượng trẻ em hoặc người không thể tự chăm sóc cần phải có người hỗ trợ.
- Có phòng riêng, có cửa sổ thông thoáng, có nhà vệ sinh riêng, có điện thoại liên hệ khẩn cấp (cơ sở y tế, tổ phản ứng nhanh,…)
- Bố trí khu vực nhận thức ăn và các vật dụng cá nhân cần thiết
- Trang bị đầy đủ vật dụng y tế cần thiết.
HƯỚNG DẪN Bệnh nhân COVID-19 THEO DÕI,
TỰ CÁCH LY TẠI NHÀ
CHUẨN BỊ
VẬT DỤNG
CẦN THIẾT
Chuẩn bị các vật dụng cần thiết:
- Nhiệt kế
- Thiết bị đo SpO2
- Máy đo huyết áp (nếu có)
- Khẩu trang y tế
- Găng tay y tế
- Nước muối sinh lý
- Dung dịch sát khuẩn vệ sinh tay
- Vật dụng cá nhân
- Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy
- Túi thuốc điều trị F0 tại nhà do y tế cấp phát
- Thuốc điều trị bệnh nền (nếu có).
10 điều F0 cần phải làm:
- 1. Không bi quan, luôn giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn về sức khỏe liên hệ nhân viên y tế hoặc bác sĩ để được tư vấn.
- 2. Theo dõi sức khỏe bằng cách đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở.
- 3. Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
- 4. Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- 5. Thường xuyên tập thở, luyện tập thể thao nhẹ, vận động nâng cao sức khỏe.
- 6. Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.
- 7. Thường xuyên sát khuẩn tay và khử khuẩn các vật dụng ở nơi cách ly.
- 8. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần/ngày, ghi nhận tình trạng sức khỏe mỗi ngày, liên hệ với y tế khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường.
- 9. Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm, thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh.
- 10. Có số điện thoại của nhân viên y tế Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ, tổng đài “1022” hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện.
10 ĐIỀU F0
CẦN LÀM
4 ĐIỀU F0
KHÔNG NÊN
LÀM
4 điều F0 không nên làm:
- 1. Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
- 2. Không sử dụng chung vật dụng với người khác.
- 3. Không ăn uống cùng với người khác.
- 4. Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.
10 dấu hiệu cần báo ngay cho Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà
- 1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
- 2. Nhịp thở tăng: trên 21 lần/phút đối với người lớn; trên 40 lần/phút đối với trẻ từ 01 đến dưới 05 tuổi; trên 30 lần/phút đối với trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi.
- 3. Nếu có máy đo độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) < 96%
- 4. Mạch nhanh trên 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút.
- 5. Nếu có máy đo huyết áp và giá trị đo được thấp: Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg.
- 6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- 7. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
- 8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- 9. Không thể uống
- 10. Đối với trẻ em là F0 và có biểu hiện: Sốt trên 38°C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 < 96%, ăn/bú kém,...
10 DẤU HIỆU
CẦN BÁO NGAY
cho Cơ sở quản lý người
nhiễm Covid-19 tại nhà
Bảo vệ gia đình mùa covid
Không tìm thấy sản phẩm nào
Lời khuyên từ chuyên gia
Góc sức khỏe
Những câu hỏi thường gặp
Làm gì khi phát hiện mắc COVID-19?
Khi phát hiện mắc COVID-19, người bệnh nên ở nhà và cách ly với mọi người trong gia đình, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với người xung quanh, đặc biệt là nhóm người có nguy cơ cao. Thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn. Theo dõi triệu chứng và điều trị theo hướng dẫn cho đến khi khỏi hoàn toàn COVID-19.
COVID-19 có thể lây lan từ thú cưng hay động vật sang người không?
Dựa trên thông tin thu được ở thời điểm hiện tại, nguy cơ động vật lây lan COVID-19 cho con người được coi là thấp.
COVID-19 có lây thể truyền qua đường không khí không?
Virus cũng có khả năng lây truyền qua đường không khí qua khí dung (aerosol), đặc biệt tại các cơ sở y tế và những nơi đông người và ở không gian kín.
Các triệu chứng khởi phát thường gặp khi nhiễm bệnh COVID-19 là gì?
Triệu chứng khởi phát hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
Thời gian ủ bệnh COVID-19 là bao lâu?
Hầu hết bệnh nhân có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2 đến 14 ngày, trung bình là 5 ngày.
Người đã hết bệnh COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm không
Có thể có hoặc không tùy theo từng điều kiện nhất định. Nếu COVID-19 tạo được miễn dịch bền vững thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm. Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại, nhưng đến giai đoạn sau lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc xin để khôi phục lại khả năng đề kháng chống virus.
Đối với phụ nữa có thai, COVID-19 có lây từ mẹ sang con không?
Hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh COVID-19 có thể lây từ mẹ sang con. Các mẹ bầu không nên quá lo lắng, giữ tinh thần thoải mái, chăm sóc sức khỏe và thăm khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Người nhiễm biến thể Delta thường có những triệu chứng nào?
Các triệu chứng ho và mất khứu giác ít xảy ra ở bệnh nhân mắc biến thể Delta. Thay vào đó, bệnh nhân mắc biến thể Delta thường gặp những triệu chứng phổ biến bao gồm: Đau đầu, đau họng, sổ mũi, sốt.
Hiện nay đã có thuốc điều trị COVID-19 chưa?
Có 3 loại thuốc được cân nhắc và khuyến cáo sử dụng điều trị COVID-19 gồm thuốc kháng virus Remdesivir 200mg, thuốc kháng virus Favipiravir 200mg và thuốc kháng virus Molnupiravir 400mg. Lưu ý, người bệnh sử dụng thuốc phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ, điều trị theo diễn biến bệnh lý.
Trẻ em mắc COVID-19 có nguy hiểm không?
Trẻ mắc COVID-19 hầu hết không có triệu chứng hoặc thể nhẹ. Tuy nhiên, vẫn có 4% trường hợp diễn biến nặng và nguy kịch là 0,5%. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi liên tục, liên hệ với y tế hoặc bác sĩ hỗ trợ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu chuyển nặng như: sốt trên 38 độ; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; ăn/bú kém; chỉ số SpO2 dưới 96%,...
Người mắc COVID-19 ăn uống như thế nào?
Theo hướng dẫn dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, không kiêng khem thực phẩm (trừ trường hợp dị ứng thực phẩm). Tuy nhiên nên hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt và mặn