Bật mí 7+ mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra thường xuyên làm cho ba mẹ bối rối vì không biết cách xử lý. Vì vậy, trong bài viết này Pharmacity sẽ gợi ý cho bạn các mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Tại sao trẻ sơ sinh thường hay nấc cụt? Có nhiều lý do khiến trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nấc cụt. Bên cạnh những yếu tố sinh lý tự nhiên, có một số nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng này như:
- Khi bú quá no sẽ tạo áp lực lên dạ dày và làm kích thích cơ hoành, đây là nguyên nhân làm bé thường xuyên bị nấc cụt.
- Việc nuốt phải lượng khí lớn khi bú bình, nhất là khi bé bú nhanh cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến nấc cụt.
- Các vấn đề dị ứng (với protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, hoặc các loại thực phẩm mà mẹ đã ăn), hen suyễn hoặc ô nhiễm không khí và bụi bẩn cũng là nguyên nhân phổ biến gây nấc cụt.
- Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường cũng có thể làm cho không khí lạnh vào phổi của trẻ và gây ra tiếng nấc.
- Trào ngược dạ dày là một nguyên nhân của việc nấc cụt ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện.
Trẻ bị nấc cụt thường do bú quá no hoặc do bú sai tư thế
7+ mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất
Khi trẻ bị nấc liên tục có thể sẽ làm nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết cách xử lý. Dưới đây là các mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể áp dụng theo.
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Cho bé bú sữa
Khi bé bị nấc, việc cho bé bú sữa là một giải pháp hiệu quả giúp giảm tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, việc bổ sung sữa mẹ là cách tốt nhất để bổ sung nước cho bé. Điều này cũng có thể giúp giảm tình trạng nấc ở trẻ nhỏ.
Mẹo dân gian chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Cho trẻ dùng nước mài
Nước mài là một loại thực phẩm bổ sung được sử dụng để giảm đau bụng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa cho trẻ em. Thành phần chính của nước mài thường bao gồm các loại thảo mộc như thì là, gừng, hoa cúc, cam thảo, tía tô và quế.
Nếu tình trạng nấc cụt thường xuyên gây khó chịu cho bé, mẹ có thể áp dụng nước mài như một phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi bổ sung các thực phẩm hỗ trợ cho bé, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Đặt bé nằm nghiêng khi ngủ
Đặt bé nằm nghiêng một chút khi ngủ có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày và từ đó giảm nguy cơ nấc cụt. Tuy nhiên, bạn cần đặt bé trong tư thế an toàn và thoải mái để ngủ.
Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Bạn có thể sử dụng hai ngón tay để bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây, sau đó thả tay ra và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng của bé. Thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần.
Phương pháp này giúp cơ hoành không bị co lại, từ đó giảm nguy cơ nấc cụt. Tuy nhiên, cần thực hiện động tác này một cách nhẹ nhàng và cẩn thận để đảm bảo an toàn cho bé.
Cách chữa nấc hiệu quả cho trẻ sơ sinh bằng cách bịt 2 tai của bé
Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Xoa lưng cho bé
Phương pháp này được coi là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản nhất. Khi áp dụng cách này, mẹ nên bế bé ở tư thế đứng hoặc vác bé trên vai. Mẹ chỉ nên xoa nhẹ hoặc massage vùng lưng của bé để giúp bé ợ hơi tốt hơn và giảm tình trạng nấc cụt.
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh: Phân tán sự chú ý của trẻ
Cách để cơn nấc tự hết là hãy làm cho bé quên đi cơn nấc. Mẹ có thể thực hiện mẹo này bằng cách đưa đồ chơi cho bé, chơi đùa cùng bé hoặc cho bé ngậm núm vú giả để phân tán sự chú ý của bé và khiến bé quên mất việc nấc cụt.
Chơi với trẻ là mẹo hay để chữa nấc cho trẻ sơ sinh
Thay đổi tư thế bú của trẻ
Khi bé bú, hãy cho bé nằm nghiêng hoặc tự nghiêng đầu khi bú. Điều này có thể giảm áp lực trên dạ dày và cơ hoành của bé, từ đó giảm khả năng nấc cụt sau khi bú.
Sau khi bé đã bú xong, mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng trong khoảng 15 phút và xoa nhẹ lưng của bé để giúp bé ợ hơi và giảm tình trạng nấc cụt sau khi bú.
Cách phòng ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Ngoài việc áp dụng các mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ có thể thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ như sau:
- Không để bé đói đến mức quấy khóc mới cho bú, vì bé càng khóc nhiều thì càng nuốt hơi nhiều, gây ra nấc cụt nhiều hơn.
- Để bé bú ít lượng sữa trong mỗi lần, nhưng bú nhiều cữ hơn. Điều này giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ hoành của bé.
- Hãy vỗ ợ hơi nhẹ nhàng cho bé sau mỗi cữ bú, kể cả khi bé bú mẹ hoặc bú bình. Đồng thời đảm bảo khi bú bình bé ngậm sát núm vú hoặc bú mẹ bé ngậm quầng vú chứ không chỉ ngậm đầu ti.
- Cho bé bú ở tư thế thẳng đứng, áp bụng vào người bạn và sau mỗi cữ bú, cần cho bé ợ hơi trước khi bé nằm xuống.
- Khi bé dùng sữa công thức, mẹ nên ưu tiên sử dụng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi, cùng với việc chọn núm vú có kích cỡ phù hợp với độ tuổi của bé.
- Khi tắm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý, không được để nhiệt độ quá chênh so với nhiệt độ phòng, tránh làm trẻ cảm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây nấc cụt.
Một số phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng nấc cụt kéo dài ở trẻ sơ sinh
Lưu ý cần biết khi trẻ bị nấc cụt
Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh khi bị nấc cụt, ba mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Không kéo lưỡi của trẻ sơ sinh: Mẹ không nên áp dụng các phương pháp như kéo lưỡi của bé để cải thiện tình trạng nấc vì có thể làm bé hoảng sợ và ảnh hưởng đến tinh thần của bé.
- Không làm cho bé giật mình: Khi bé gặp cơn nấc, điều tốt nhất là để bé nằm nghỉ ngơi và tránh sự rung lắc.
- Thảo luận với chuyên gia: Thông thường, bé có thể tự qua cơn nấc cụt trong vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dù đã áp dụng một số mẹo chữa nấc cho trẻ mà mẹ không thấy cải thiện, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ nhi khoa để thăm khám và can thiệp kịp thời.
Hy vọng những thông tin và mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh trong bài viết trên sẽ giúp ba mẹ có thể xử lý được vấn đề này cách an toàn và hiệu quả nhất cho bé yêu của mình.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.