Chế độ sinh hoạt cho người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống thương thận
Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn điển hình, bệnh có thể gây biến chứng lên thận, nên còn được gọi là viêm cầu thận lupus.Tình trạng viêm cầu thận nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến suy thận.Cùng tìm hiểu nguyên nhân và thói quen tốt cho người mắc bệnh thận lupus ở bài viết dưới đây.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương thận là gì?
Bệnh thận lupus (viêm thận lupus) là bệnh tổn thương thận thứ phát do bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây ra. Lupus là một bệnh tự miễn, khiến hệ thống miễn dịch sản xuất các protein gọi là tự kháng thể tấn công các mô và cơ quan, bao gồm cả thận.
Viêm thận lupus xảy ra khi tự kháng thể lupus ảnh hưởng đến các cấu trúc của thận, gây ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này. Điều này gây ra viêm thận và dẫn đến tình trạng xuất hiện máu trong nước tiểu, protein trong nước tiểu, huyết áp cao, suy giảm chức năng thận hoặc thậm chí là suy thận do rối loạn chức năng thận trong một thời gian dài.
Phân loại tổn thương mô bệnh học thận
WHO đã phân loại tổn thương mô bệnh học trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống làm 6 lớp, cụ thể:
- Lớp I – Cầu thận bình thường (normal glomeruli): Không xuất hiện biểu hiện lâm sàng. Kết quả xét nghiệm nước tiểu và chức năng thận đều bình thường.
- Lớp II – Viêm cầu thận trung mô lupus (mesangial lupus glomerulonephritis): Khi đó, tổn thương thận đã rõ ràng hơn với những triệu chứng gồm tiểu máu, có thể kèm theo tiểu đạm lượng ít. Một số trường hợp hiếm gặp hơn là xuất hiện hội chứng thận hư.
- Lớp III – Viêm cầu thận lupus tăng sinh khu trú, cục bộ (local and segmental proliferative lupus glomerulonephritis): Có khoảng 15-20% người bệnh suy giảm chức năng thận và khoảng 1⁄3 có hội chứng thận hư.
- Lớp IV – Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa (diffuse proliferative lupus glomerulonephritis): Hơn 50% các mạch máu quan trọng ở thận đều bị tổn thương. Người bệnh mắc hội chứng thận hư thường kèm theo suy giảm chức năng thận.
- Lớp V – Viêm vi cầu thận màng lupus (membranous lupus glomerulonephritis): Hội chứng thận hư là dấu hiệu lâm sàng phổ biến nhất. Người bệnh khi đó có thể được chỉ định lọc máu hay thay thận.
- Lớp VI – Xơ hóa cầu thận (advanced glomerulonephritis): Là tình trạng thường gặp ở các trường hợp từng mắc viêm thận từ vài năm trước. Biểu hiện lâm sàng gồm suy thận, cao huyết áp và hội chứng thận hư. Hơn 90% mạch máu quan trọng tại thận bị mất khả năng hoạt động.
Viêm thận lupus là tổn thương thận do bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây ra
Tỷ lệ người mắc viêm thận lupus hiện nay
Có tới 60% bệnh nhân lupus bị viêm thận lupus. Khi thận bị viêm, chúng không thể hoạt động bình thường. Nếu không được kiểm soát, viêm thận lupus có thể dẫn đến suy thận.
Khoảng 3 trong số 10.000 người trên khắp thế giới bị ảnh hưởng do viêm thận lupus gây ra, bao gồm cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ chính là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới và thường xảy ra ở những bệnh nhân có độ tuổi từ 20 đến 40. Bệnh có thể được kiểm soát bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Nguyên nhân gây viêm thận lupus
Nguyên nhân gây viêm thận lupus chủ yếu liên quan đến bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Viêm thận lupus được chẩn đoán ở khoảng 50% bệnh nhân bị lupus và thường tiến triển trong vòng 1 năm sau chẩn đoán.
Trong số các nguyên nhân gây viêm thận lupus, thì di truyền đóng vai trò quan trọng nhất. Nhiều gen, trong số đó chưa được xác định, có liên quan đến tình trạng này. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể con người khỏi bị nhiễm trùng, với hệ miễn dịch có vấn đề thì nó không thể phân biệt được giữa các chất có hại và có lợi cho sức khỏe.
Tự miễn dịch đóng góp một phần đáng kể vào sinh lý bệnh của viêm thận lupus. Tự kháng thể trực tiếp chống lại các yếu tố hạt nhân. Kháng nguyên hướng đặc hiệu vào nucleosome, tự kháng thể có ái lực cao hình thành phức hợp miễn dịch nội mạch, tự kháng thể của các isotype nhất định kích hoạt bổ sung là các đặc tính của viêm thận lupus.
Thói quen tốt cho người mắc bệnh viêm thận lupus
Một số thói quen lối sống có thể giúp bảo vệ thận. Những người bị viêm thận lupus nên làm như sau:
- Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước.
- Thực hiện chế độ ăn uống natri thấp, đặc biệt nếu người bệnh có nguy cơ cao tăng huyết áp.
- Tránh hút thuốc và uống rượu.
- Tập thể dục thường xuyên.
- Duy trì huyết áp khỏe mạnh.
- Tránh các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thận chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
- Duy trì huyết áp khỏe mạnh
- Hạn chế sử dụng những thức ăn chứa nhiều cholesterol
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để nắm rõ được tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.
- Nếu bệnh nhân đã mất chức năng thận, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện chế độ ăn ít kali, photpho và protein.
Bệnh nhân bị lupus cần thường xuyên thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh ngăn ngừa biến chứng thận
Để ngăn ngừa viêm thận lupus diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống cấp cứu, ngăn chặn những tổn thương thận sớm người bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì vậy, các bệnh nhân bị lupus cần thường xuyên thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe nhằm kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Hiện chưa có cách điều trị đặc hiệu, mục đích của điều trị bệnh là giảm các tác động do triệu chứng của bệnh gây ra.