Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương thận
Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu hơn về bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây thượng thận.
Tổng quan về bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương thận
Bệnh thận lupus là một vấn đề thường xuyên xảy ra ở những người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống (Systemic Lupus Erythematosus – SLE) là một bệnh thuộc nhóm bệnh lý tự miễn, chưa rõ nguyên nhân, biểu hiện bởi tình trạng viêm tại nhiều cơ quan (da, khớp, máu, tim, phổi, thận…). Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng, từ tổn thương nhẹ ở niêm mạc đến tổn thương đa cơ quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.
Lupus ban đỏ hệ thống thường sẽ biểu hiện tại thận
Lupus là một căn bệnh phổ biến trên toàn thế giới gặp nhiều ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-44 tuổi). Tỷ lệ nữ : nam là 13: 1 ở người lớn trong khi tỷ lệ này chỉ là 2: 1 ở trẻ em và người già. Mặc dù chủng tộc nào cũng có thể mắc lupus nhưng những người da trắng có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn.
Bệnh Lupus có 4 kiểu biểu hiện:
- Lupus sơ sinh và trẻ em: Là một dạng bệnh lupus hiếm gặp. Nguyên nhân được cho là tự kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Tuy nhiên, trong số những bệnh nhi có tự kháng thể của mẹ dương tính, chỉ có khoảng 1% phát triển thành lupus sơ sinh. Các biểu hiện lâm sàng thường gặp liên quan đến tim mạch, gan và da. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể tự khỏi trong vòng 4 đến 6 tháng.
- Lupus dạng đĩa: Bệnh được biểu hiện dưới dạng sẹo mãn tính, teo da, nhạy cảm với ánh sáng, có thể tiến triển thành Lupus ban đỏ hệ thống hoặc xảy ra ở những bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống. Nguyên nhân được cho là do di truyền, với tỷ lệ phổ biến cao nhất ở phụ nữ, người Mỹ gốc Phi và những người từ 20 đến 40 tuổi. Chẩn đoán dựa vào sinh thiết các tổn thương trên da đầu, mặt, cổ hoặc cánh tay.
- Lupus do thuốc: Bệnh xảy ra sau khi sử dụng thuốc, gây ra phản ứng tự miễn dịch. Triệu chứng biểu hiện tại nhiều cơ quan, song khi dừng các loại thuốc liên quan bệnh sẽ thuyên giảm.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Là loại lupus phổ biến nhất. Nó thường xuất hiện ở độ tuổi 15-44 tuổi, biểu hiện đa cơ quan.
Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ biến chứng thận được chia thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Triệu chứng của bệnh thận nhẹ có biểu hiện ở việc protein niệu ít, hồng cầu niệu nhưng không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, không tăng huyết áp hoặc dẫn đến suy thận. Ở nhóm này, bệnh nhân thể hiện ra bệnh lupus nhiều hơn là bệnh về thận tuy nhiên lâu dần, nguy cơ bùng phát thành bệnh thận nặng khá cao;
- Nhóm 2: Biểu hiện là hội chứng thận hư – có tới 40-60% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ nằm trong “hội chứng” này. Ngoài ra, bệnh nhân có cặn ở nước tiểu, hồng cầu niệu, có thể có tăng huyết áp,… Trong nhóm 2 này có tới 50% các bệnh nhân sẽ phát triển bệnh theo hướng tăng huyết áp và mắc thận nặng trong vòng chưa tới 10 năm;
- Nhóm 3: Đây là nhóm biểu hiện triệu chứng bệnh thận nặng. Bệnh nhân có hội chứng thận hư, tăng huyết áp, hồng cầu niệu và cả suy thận. Nếu không được kịp thời chữa trị, khả năng dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối hoặc tử vong do các biến chứng là rất lớn;
- Nhóm 4: Biểu hiện bệnh thận và viêm cầu thận phát triển rất nhanh như tăng huyết áp nặng, phù nề nặng, suy tim và suy thận. Những bệnh nhân ở nhóm này có thể có các biến chứng vô cùng nguy hiểm: xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối kết hợp cùng viêm cầu thận, ure trong máu cao và hội chứng tan máu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của lupus nephritis bao gồm:
- Máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu tạo bọt do có quá nhiều protein.
- Huyết áp cao.
- Sưng tấy ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân và đôi khi ở tay và khuôn mặt.
- Mức độ cao của sản phẩm phế thải gọi là creatinine trong máu.
Các thực phẩm nên ăn
Thực phẩm nên dùng:
- Nhóm chất bột đường: gạo, mì, ngô, khoai củ và các sản phẩm chế biến (miến, bún, phở…)
- Nhóm thịt: Các loại thịt nạc, cá nạc, tôm, cua…
- Nhóm sữa: các loại sữa động vật giàu canxi, phomai…
- Rau xanh: Ăn đa dạng các loại rau củ. Đặc biệt các loại rau lá, nhiều chất xơ: Rau muống, rau ngót,…
- Nhóm chất béo: Dầu thực vật (dầu đậu nành, oliu, dầu vừng…)
- Quả chín: Ăn đa dạng các loại quả, mỗi ngày nên ăn 200-300g quả chín.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm: ngao, sò, hàu…
- Các thực phẩm giàu sắt: Các loại thịt, đậu đỗ, mộc nhĩ, nấm hương…
Các thực phẩm nên ăn ở người bị bệnh lupus ban đỏ
Các thực phẩm cần hạn chế
Các tổn thương về thận là một trong những dạng thường gặp nhất trên người bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Viêm cầu thận: Chú ý chế độ ăn giảm chất đạm ở giai đoạn viêm, có thể 0.8g/kg/ ngày. Khi hồi phục đưa lượng đạm về giới hạn bình thường. Kết hợp với chế độ giảm muối ở mức độ vừa phải, điều chỉnh theo điện giải đồ.
- Hội chứng thận hư không suy thận: Chế độ ăn cần tập trung tăng cường protein để bù đắp lượng thiếu hụt. Lượng đạm ăn vào có thể 1.2-1.4g/ kg/ ngày hoặc theo nhu cầu khuyến nghị cộng thêm lượng protein mất qua nước tiểu trong 24h. Giảm cholesterol và các chất béo từ động vật.
- Suy thận: Lượng đạm ăn vào cần giảm theo mức độ suy thận; điều chỉnh lượng muối ăn dựa theo điện giải đồ. Trường hợp tăng kali máu chú ý điều chỉnh lượng rau quả. Khi Kali máu > 5.0 mmol/l cần ngừng ăn rau xanh, quả chín.
Lời khuyên
Phòng ngừa và kiểm soát được bệnh thận do bệnh lupus ban đỏ hệ thống là việc hết sức quan trọng.
Trước hết, ta cần phải có một lối sống và sinh hoạt thật lành mạnh, cụ thể như:
- Uống nước đầy đủ 2 lít mỗi ngày;
- Chế độ ăn phù hợp và lành mạnh, đặc biệt phải ăn ít natri nếu bệnh nhân có huyết áp cao;
- Hạn chế uống rượu và hút thuốc;
- Hạn chế dùng những thực phẩm chứa nhiều cholesterol;
- Có một chế độ luyện tập thể dục – thể thao lành mạnh;
- Không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa được sự tư vấn của bác sĩ.
Kết luận
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát bệnh lupus ban đỏ hệ thống gây tổn thương thận. Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và hạn chế những thực phẩm có hại sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và giảm nguy cơ biến chứng. Hãy luôn nhớ uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế muối, rượu bia, cũng như các thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Đặc biệt, việc tái khám định kỳ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ là vô cùng quan trọng. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và vượt qua mọi thử thách của bệnh tật!