Chăm sóc vết mổ sau sinh và sau cắt chỉ
Sinh mổ là một giải pháp ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Nó được khá nhiều chị em lựa chọn để giúp giảm thiểu cơn đau đẻ và hạn chế một số biến chứng nguy hiểm khi sinh thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có thêm thông tin cách chăm sóc vết mổ sau sinh và sau cắt chỉ.
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh cho mẹ
Sinh mổ là hình thức phẫu thuật để đưa em bé ra ngoài qua một đường rạch nhỏ ở bụng của sản phụ thay vì giúp em bé ra ngoài bằng đường âm đạo.
Sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ được bác sĩ khâu vết mổ theo từng lớp, trước hết là tử cung, rồi lớp cơ thành bụng, sau cùng là lớp da. Thông thường, chỉ khâu là loại được phép dùng trong y tế, gồm các loại sau:
- Chỉ tự tiêu: là loại chỉ có khả năng tự tiêu hủy trong một thời gian ngắn sau khi sử dụng. Thời gian tự tiêu của chỉ tùy vào loại vật liệu để chế tạo sợi chỉ và môi trường nơi đặt mối khâu. Nếu mẹ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không phải lo cắt chỉ. Chỉ sẽ tự hủy trong 7-10 ngày.
- Chỉ không tiêu: bao gồm một số loại như chỉ tơ (silk), chỉ polyester, chỉ nylon, chỉ polypropylene. Nếu vết mổ được khâu bằng chỉ không tiêu thì bác sĩ sẽ hẹn ngày để cắt chỉ, rút chỉ.
Với phương pháp rút và cắt chỉ, thời gian rút chỉ khoảng 7-10 ngày kể từ ngày sinh. Bác sĩ sẽ cắt từng đoạn theo mối khâu, sau đó kéo chỉ ra nhẹ nhàng. Thao tác này không tốn nhiều thời gian và không gây đau cho sản phụ.
Hướng dẫn chăm sóc vết mổ sau sinh cho mẹ
Tuần lễ đầu sau khi sinh
Ở những ngày đầu tiên khi vừa mổ đẻ, mẹ sẽ được các bác sĩ sản khoa chăm sóc cũng như thực hiện các công tác vệ sinh vết mổ hàng ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc co hồi tử cung... nhằm tránh khả năng nhiễm trùng và gây biến chứng sau khi sinh.
Khi trở về nhà từ bệnh viện, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy đau nhức quanh đáy chậu. Cơn đau này có thể kéo dài dai dẳng hoặc chỉ nhói lên một lúc. Khi đó, bạn có thể sử dụng một túi nước đá để chườm vùng quanh vết mổ nhằm giảm sưng đau.
Ở ngày thứ 3, vết mổ có thể mở băng và để khô tự nhiên. Khi tắm, mẹ chỉ nên lau người bằng khăn bông mềm nhúng nước ấm để tránh chạm đến vết mổ. Cũng cần lưu ý rằng, nếu như vết mổ quá đau, bạn cần phải nói với bác sĩ ngay để được kê các loại thuốc giảm đau phù hợp với sản phụ. Ngoài ra, nên chú ý một số lời khuyên trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh như sau:
- Sử dụng khăn bông mềm (dùng cho trẻ em) để lau người, đặc biệt là khu vực vừa mổ.
- Lau từ phía trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng.
- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen sẽ có thể hỗ trợ làm giảm bớt những khó chịu từ vết mổ.
- Có thể sử dụng thuốc xịt gây tê dành cho các bà mẹ mới sinh.
- Trong trường hợp vết mổ quá đau và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, bạn cần thông báo ngay với bác sĩ tình hình để được kê thuốc giảm đau phù hợp.
Tuần thứ 2 trở đi
Khi bước sang tuần thứ 2, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt chỉ (thường là sau 5 ngày đối với mổ đẻ lần đầu tiên và sau 7 – 8 ngày nếu như sinh mổ từ lần thứ 2 trở lên). Đối với các vết mổ được khâu bằng chỉ tự tiêu thì không cần quá trình cắt chỉ này. Nếu như vết mổ ổn định, sản phụ sẽ được trở về nhà để chăm sóc. Vì thế các mẹ sau khi sinh cũng cần nhớ thực hiện chăm sóc vết mổ sau cắt chỉ tại nhà như sau:
- Tắm bằng nước ấm và tránh tắm quá lâu, không nên ngâm cơ thể trong bồn tắm, điều này sẽ làm ướt vết thương.
- Dùng khăn bông có chất liệu mềm, sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm, không cần băng kín.
- Luôn giữ và chăm sóc vết mổ sau sinh khô sạch, có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để thoa, thúc đẩy quá trình phục hồi sẹo và tránh bị nhiễm trùng vết mổ.
Vết mổ sau sinh cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nhiễm trùng
Mẹ nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi vết thương sau sinh?
Trong vòng 6 tiếng đầu sau khi sinh mổ, sản phụ sẽ không được ăn bất cứ thực phẩm gì và chỉ được uống nước lọc hoặc uống nước cháo loãng… Cho đến khi xuất hiện hiện tượng “xì hơi” thì bạn mới có thể được ăn uống. Tuy nhiên tốt nhất, các mẹ cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Từ ngày thứ 2 sau sinh mổ, các mẹ đã có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên nên bổ sung nhiều rau xanh, các loại thực phẩm giàu canxi và cả protein.
- Hãy uống đủ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng táo bón do ảnh hưởng từ thuốc tê.
- Không ăn quá nhiều đường, tinh bột và cả các các sản phẩm chế biến từ đậu tương. Bởi chúng rất dễ gây nên tình trạng táo bón, đầy hơi.
- Không ăn những thực phẩm có tính hàn hay loại thức ăn có đặc tính tanh như thủy, hải sản… . Bởi chúng có thể tác động xấu tới việc đông máu tại vị trí vết mổ, qua đó làm tăng khả năng nhiễm trùng và khiến vết thương lâu lành hơn.
- Kiêng ăn thịt gà, gạo nếp, rau muống và cả lòng trắng trứng gà… để tránh gây mủ viêm và lâu lành sẹo vết mổ.
Rau xanh là thực phẩm tốt cho mẹ sau mổ
Khi nào cần đến bệnh viện kiểm tra vết mổ sau sinh?
Việc chăm sóc vết mổ sau sinh dù cẩn thận tới đâu thì vẫn có thể xảy ra một số rủi ro không mong muốn. Để đảm bảo an toàn tối đa, bạn nên tới gặp bác sĩ ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Xuất hiện tình trạng đau dữ dội ở vết mổ.
- Có các vết sưng tấy xung quanh đường chỉ khâu.
- Xuất hiện mủ ở bên trong hoặc xung quanh vị trí vết thương.
- Sản phụ bị sốt cao trên 39 độ C.
Kết luận
Vừa rồi là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc sinh mổ mấy ngày cắt chỉ và cách chăm sóc vết mổ hiệu quả tại nhà. Vết mổ sau sinh bao lâu thì lành sẽ phụ thuộc vào cách chăm sóc và chế độ ăn uống. Việc chăm sóc vết mổ sau sinh, sau cắt chỉ thực sự cần thiết giúp tránh tình trạng nhiễm trùng hiệu quả và không để lại sẹo mất thẩm mỹ.