Cây si: Vị thuốc dân gian mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
Cây Si là loại cây gỗ trồng ở khắp nơi và có sức sống mãnh liệt, có thể sống ở mọi khí hậu và môi trường khác nhau. Ngoài việc làm bóng mát và trang trí, cây Si còn có công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Bạn đọc hãy cùng Pharmacity tìm hiểu nhé về công dụng tuyệt vời từ cây Si cho sức khỏe nhé.
Đặc điểm của cây si
Cây Si có tên khoa học là Ficus microcarpa hay còn gọi là cây Gừa.
Thuộc họ Dâu tằm, là một loại cây cảnh được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Lào…
Cây Si thường gặp mọc hoang ở vùng có thủy triều, mọc dựa bờ sông suối, kênh rạch. Đặc biệt, tại Việt Nam Cây Si là loại cây cảnh được trồng phổ biến vì được nhiều người yêu thích và dễ trồng. Ngoài việc dùng làm cảnh, lá, nhựa và rễ của cây Si còn chứa nhiều công dụng tuyệt vời hay dân gian thường ví cây Si như vị thuốc quý ẩn mình dưới lớp vỏ loài cây:
- Rễ cây Si mang lại số lượng hợp chất cao nhất, đáng chú ý là triter-benoit, phenylpropanoid và axit phenolic. Bao gồm các đặc tính dược lý: chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ung thư, chống tiểu đường, chống tiêu chảy, chống viêm, chống hen suyễn, hỗ trợ gan và giảm lipid máu
- Vỏ cây Si có sự hiện diện của triterpenoids, rượu béo, steroid, coumarin, flavonoid, 4-hydroxybenzoates, phenol. Các phenol thực vật có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn như axit protocatechuic, catechol, p-vinylguaiacol, syringol, p-propylphenol, vanilin và syringaldehyde.
- Mủ của cây Si có chứa chitinase, làm tăng đặc tính kháng nấm, khả năng chống ho và long đờm
Công dụng của cây Si đối với sức khỏe
Từ xưa, trong dân gian, người dân ta đã biết sử dụng các bộ phận của rễ, nhựa, lá của cây Si để chữa một số chứng sau:
- Trị những vết thương lở loét
- Trị các trường hợp bị đánh đập, té ngã dẫn đến vết thương ứ huyết, sưng đau, bầm tím
- Chữa đau nhức xương khớp
- Chữa ho hay cắt cơn hen
- Chữa viêm amidan, viêm phế quản
- Chữa cảm cúm, sốt cao.
- Chữa các trường hợp viêm ruột cấp, kiết lỵ
Liều dùng và cách dùng
Cây Si thường được dùng bằng cách sắc uống, ngâm rượu hoặc hòa với rượu và uống trực tiếp.
Liều dùng thông thường: 25 – 40g/ngày (Liều dùng tham khảo, tùy vào từng bài thuốc sẽ có liều dùng phù hợp)
Các bộ phận dùng của cây Si sẽ được dùng như sau:
- Lá cây Si có thể dùng tươi hay phơi khô.
- Nhựa cây Si, sau khi chích người ta thường cho vào trong rượu để uống.
- Rễ phụ sẽ được thu hái về rồi đem sao thơm, dùng sắc uống hoặc cho vào rượu ngâm, có thể uống hoặc xoa bóp.
Ứng dụng của cây Si đối với sức khỏe hiện nay
Như ở trên có đề cập, cây Si không những dùng để làm cảnh mà còn ứng dụng trong việc chăm sóc sức khỏe con người, dưới đây là một số ứng dụng trong các bài thuốc:
Bài thuốc xoa bóp giúp giảm đau nhức xương khớp
- Chuẩn bị: 10 – 20ml nhựa cây si
- Thực hiện: Hòa với rượu theo tỷ lệ 1:1 và uống trực tiếp, hoặc có thể pha thêm rượu và xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp đau nhức
Bài thuốc giảm tê bì chân tay và đau lưng mỏi gối
- Chuẩn bị: Dùng 20 – 25g rễ phụ
- Thực hiện: Đem rửa sạch, thái nhỏ, sao cho dược liệu vàng và đem sắc uống liên tục trong vài ngày
Bài thuốc giúp cắt cơn hen suyễn cấp tính
- Chuẩn bị: 10ml nhựa si và 10ml rượu
- Thực hiện: Trộn đều và uống mỗi ngày
Bài thuốc chữa ứ huyết do chấn thương và té ngã
- Chuẩn bị: 100g rễ phụ cây si
- Thực hiện: Giã nát, sau đó thêm nước và đảo lên cho nóng rồi đắp lên vùng bị thương. Hoặc có thể chắt lấy nước uống và đắp bã lên chỗ sưng đau
Khi dùng cây Si làm thuốc cần lưu ý điều gì?
Các nghiên cứu hiện tại về tác dụng dược lý của cây si còn hạn chế, nên kiểm tra với bác sĩ trước khi sử dụng. Một số bài thuốc từ dược liệu chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học, vì vậy bạn nên tham khảo Bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để tránh các tình huống không mong muốn xảy ra
Vì chưa có đủ thông tin đáng tin cậy nên không sử dụng cây Si trong trường hợp:
- Đang mang thai
- Đang cho con bú
Câu hỏi thường gặp
Cây si có độc không?
Nhựa cây si có thể gây kích ứng da và mắt. Do vậy, cần cẩn thận khi cắt tỉa hoặc chăm sóc cây.
Cây si có giá bao nhiêu?
Giá cây si dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy vào kích thước và tuổi thọ của cây.
Cây si có hoa không?
Có, hoa rất nhỏ, đơn tính, nhiều và ẩn trong quả si. Cả hoa đực và hoa cái đều không có cuống
Trên đây là các thông tin về đặc điểm, hình ảnh, công dụng và các bài thuốc từ cây Cây Si cũng như một số lưu ý cần quan tâm. Tuy nhiên, để bài thuốc mang lại tác dụng điều trị cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực y tế về cách dùng và liều lượng. Mong rằng những thông tin mà Pharmacity chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.