Cây đại tướng quân trị bệnh gì? Khám phá những công dụng tuyệt vời của cây thuốc quý
Cây Đại tướng quân – một loại cây thuốc quý được biết đến với khả năng chữa trị nhiều loại bệnh. Cây đại tướng quân không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt mà còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ và cải thiện sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích từ cây đại tướng quân này nhé
Cây đại tướng quân là cây gì?
Cây Đại tướng quân, còn được gọi là náng hoa trắng, có tên khoa học là Crinum Asiaticum L., thuộc họ Hoa loa kèn đỏ (Amaryllidaceae). Đại tướng quân còn được biết đến với các tên khác như chuối nước, cây náng, náng hoa trắng và cây tỏi lơi. Cây này thường mọc hoang ở những vùng ẩm mát, và cũng được trồng làm cây cảnh.
Hình ảnh cây đại tướng quân
Thành phần hóa học
- Cây đại tướng quân có chứa các thành phần hóa học như Ambelin, Crinasiatin, Crinamin.
- Phần rễ có chứa các thành phần như Vitamin, hợp chất kiềm, Lycorin.
- Hạt chứa Crinamin và Lycorin.
Cây đại tướng quân có mấy loại?
- Người ta phân loại cây đại tướng quân theo màu sắc của hoa.
- Ở Việt Nam có hai loại cây đại tướng quân: đại tướng quân hoa trắng và đại tướng quân hoa đỏ.
- Nhưng loại được sử dụng làm dược liệu chủ yếu là cây đại tướng quân hoa trắng.
Cây đại tướng quân hoa trắng
Cây đại tướng quân hoa đỏ
Cây đại tướng quân trị bệnh gì?
Theo y học hiện đại:
- Tác dụng làm giảm phì đại tuyến tiền liệt, phòng ngừa và điều trị xơ tuyến tiền liệt.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị đau họng, đau răng.
- Điều trị viêm da, viêm da mủ, lở loét tay chân.
- Chữa đau nhức xương khớp, bong gân, chấn thương té ngã.
- Điều trị trị ngoại, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, khó tiêu.
Ở Ấn Độ Đại tướng quân được sử dụng để điều trị thiếu dịch mật, rối loạn đường tiết niệu. Lá dùng đắp ngoài để làm tan sưng và điều trị các bệnh viêm da, tổn thương ngoài da.
Theo y học cổ truyền:
- Thông huyết, tán ứ, giảm đau, tiêu sưng.
- Nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh.
- Long đờm
Liều dùng phù hợp khi sử dụng cây tướng quân làm thuốc trị bệnh
- Đối với việc dùng cây đại tướng quân để chữa trị bệnh, liều lượng được khuyên dùng thường là 10-30g/ ngày .
- Có thể rửa sạch rồi phơi khô, hoặc dùng tươi, có thể dùng bôi ngoài da hoặc nấu thành cao.
Cùng khám phá các bài thuốc quý của cây đại tướng quân
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh có thành phần là cây đại tướng quân:
- Trị đau nhức xương khớp, bong gân:
- Bài thuốc 1: Lấy khoảng 10 lá cây đại tướng quân, 8g bạc thau, 10g lá cây đòn gánh rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho hầu hết nguyên liệu trên vào cối và giã nát, đắp vào chỗ đau, rồi sử dụng băng gạc sạch băng lại.
- Bài thuốc 2: Lấy 30g lá cây đại tướng quân, 30g mua thấp tươi, 20g dạ cầm tươi rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho tất cả nguyên liệu trên vào cối và giã nát, đắp vào chỗ đau, rồi xài băng gạc sạch băng lại.
- Trị tụ máu do bị ngã, va đập mạnh:
Dùng 20 gram lá đại tướng quân rửa sạch với nước muối và để ráo nước. Để dược liệu lên sàn và thực hiện giã hơi giập. Hơ nóng dược liệu và đắp vào chỗ đau. Dùng gạc sạch băng lại.
- Trị phì đại tiền liệt tuyến:
Dùng 6g cây Đại tướng quân, Ké đầu ngựa, 40g Xạ đen sắc cùng 1 lít nước, dùng trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày.
- Trị viêm họng
Lá dược liệu mang đi rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Chắt lấy phần nước. Ngậm và uống mỗi 1 ngày/lần.
- Trị đau lưng
Dùng 20 gram lá dược liệu thái nhỏ. Cho một bát muối sống vào chảo và thực hiện rang. Khi muối vừa chớm nổ, cho dược liệu vào chảo và trộn đều khoảng 2 – 3 phút, tắt bếp. Đổ dược liệu ra giấy báo và gói thành gói nhỏ. Đặt gói dược liệu dưới vùng thắt lưng nằm. Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ nhận thấy tình trạng đau mỏi lưng thuyên giảm.
- Trị bệnh trĩ ngoại:
Lá dược liệu mang đi rửa sạch với nước muối, để ráo nước. Cho dược liệu vào cối và thực hiện giã nát. Chắt lấy phần nước. Uống mỗi 1 ngày/lần. Phần bã đắp vào vùng da hậu môn. Dùng gạc sạch băng lại.
Một số lưu ý khi sử dụng cây đại tướng quân
- Không lạm dụng, sử dụng với liều dùng phù hợp. Trường hợp quá liều gây ngộ độc nên nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
- Tránh dùng nước ép hoặc ăn thân cây dược liệu để phòng tránh nguy cơ ngộ độc. Người bệnh lúc này có thể gặp phải một số biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, rối loạn hô hấp,… Để giải độc, cần uống nhiều nước đường hoặc nước muối có pha giấm, tỷ lệ 2:1 và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
- Các bài thuốc từ dược liệu có tác dụng cải thiện đau nhức xương khớp. Sử dụng ngoài da, tránh dùng thuốc nấu để hạn chế ngộ độc.
- Điều trị kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị bệnh. Kiêng cữ các thực phẩm có hại, thay đổi các thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi cửa cơ thể. Bác sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp can thiệp chuyên sâu trong trường hợp bệnh phức tạp, triệu chứng nặng nề.
Cây đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung có giống nhau không?
Cây Đại tướng quân và cây Trinh nữ hoàng cung là hai cây hoàn toàn khác nhau.
Hình ảnh cây Đại tướng quân (trái) và cây Trinh nữ hoàng cung (phải)
Cách phân biệt cây Đại tướng quân và cây trinh nữ hoàng cung:
Lá tươi:
- Trinh nữa hoàng cung lá mỏng,màu xanh nhạt.
- Đại tướng quân lá to, dày, màu xanh đậm hơn.
Lá khô:
- Trinh nữ hoàng cung có mùi thơm đặc trưng nhờ vào lựng tinh dầu có trong lá.
- Đại tướng quân khô không có mùi thơm, mùi hơi hăng nhẹ.
Thân củ:
- Trinh nữ hoàng cung có củ màu trắng, hình tròn.
- Đại tướng quân có củ hình bầu dục, màu đỏ hoặc hồng nhạt.
Hoa:
- Trinh nữ hoàng cung có hoa màu hồng nhạt
- Đại tướng quân hoa màu trắng hoặc đỏ phớt.