Cây bầu đất là gì? Khám phá 10 bài thuốc dân gian từ cây bầu đất
Cây bầu đất là gì ?
Cây bầu đất thuộc họ cúc Asteraceae, có tên khoa học là Gynura procumbens (Lour) Merr. (G. sarmentosa DC). Ngoài ra, cây bầu đất còn được gọi với nhiều tên gọi khác như rau lúi, xà tiếp cốt, kim thất, thiên hắc địa hồng, dây chua lè, rau rừng Gia Lai, khảm khom,…
Hình ảnh cây bầu đất
Đặc điểm của cây bầu đất
- Cây bầu đất là cây thân thảo, cây cao trung bình khi trưởng thành khoảng 1m, thân cây màu tím và nhiều thịt, từ thân cây mọc ra nhiều cành nhỏ.
- Các lá mọc so le nhau giữa các cành, lá giòn, dày, mặt lá nhẵn, thuôn nhọn ở hai đầu, có hình trứng tròn hoặc tù ở đáy lá, mép lá có răng cưa. Mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới có màu tím sẫm đặc trưng ở các gân lá, lá dài 3 – 8cm, rộng 1.5 – 3.5cm, cuống lá dài khoảng 1cm. Khi vò nát lá và ngửi sẽ thấy mùi tương tự như thuốc bắc.
- Hoa thường mọc thành chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá, nhiều bông màu vàng, cánh hoa hình sợi, cánh hoa hơi xoăn, các hoa trong đầu hoa hình ống màu vàng da cam.
- Quả bầu đất ba cạnh, hình trụ có kích thước nhỏ chỉ khoảng bằng ngón tay cái. Bên ngoài được phủ một lớp lông trắng, ở đỉnh mọc dày hơn.
Thời điểm tốt nhất để cây ra hoa và kết quả là vào mùa xuân.
Đặc điểm cây bầu đất
Bộ phận sử dụng của cây bầu đất
- Toàn cây – Herba Gynurae Procumbentis.
Thành phần hóa học của cây bầu đất
Cây bầu đất có chứa hàm lượng nước khá cao chiếm khoảng 95,7g, còn lại 1,3g protein, 1,6g gluxit, 3,6g carotene, 0,8g chất xơ, 0,6g tro, 36g vitamin C, vitamin A, axit caffeoylquinic, glyceroglycolipid, glucoside phytosteryl,…
Công dụng của cây bầu đất
- Trị các bệnh: Viêm họng, viêm phế quản mạn, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, chấn thương sưng đau, ho gió, ho gà, ho lao, ngã thương, sưng vú, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hòa máu huyết, an thần, giảm đau.
- Ngăn Chặn nhức đầu, chóng mặt, cầm máu, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…
Bài thuốc chữa bệnh thần kỳ từ cây bầu đất
Chữa bệnh mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xào hay nấu canh ăn, sẽ có tác dụng an thần, điều hòa máu huyết, tạo điều kiện thuận lợi để có giấc ngủ tốt.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường lấy 7 – 9 lá bầu đất đem rửa sạch, ăn sống, ngày dùng 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều, giúp điều hòa lượng đường trong máu và không gây tác dụng phụ.
Trị đau mắt: Lá bầu đất rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nhỏ đắp lên mắt đau.
Trị đái rắt, đái buốt, đái dầm ở trẻ em:
- Dùng bầu đất 80g, rửa sạch, cho 700ml nước sắc nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 – 15 ngày.
- Hoặc: Bầu đất 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày, 10 ngày một liệu trình.
Cây bầu đất có công dụng trị đái rắt, đái buốt
Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau bầu đất rồi hòa với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5 – 6 ngày.
Trị viêm phế quản mạn: Nấu canh rau bầu đất với thịt lợn nạc hoặc tôm tươi ăn với cơm trong nhiều ngày.
Trị viêm họng, ho gió, ho khan, ho có đờm: Nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần.
Bầu đất có thể dùng để trị tình trạng ho khan
Trị khí hư, bạch đới: Bầu đất sắc nước uống với bột thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau, mỗi lần 10 – 15g. Ngày uống 2 lần.
Chữa vết thương chảy máu: Dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc rịt vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức.
Chữa bầm tím do va đập: Lấy một nắm lá bầu đất và vài hạt hồ tiêu đem giã nát, rồi đắp trực tiếp lên vết thương và dùng băng gạc cố định lại. Cứ mỗi 3 tiếng thì thay băng 1 lần, áp dụng liên tục 3 ngày sẽ có hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Không nhầm lẫn cây bầu đất với cây mật gấu cho lá (Bởi nhiều nơi còn gọi cây bầu đất là cây mật gấu). Đặc điểm dễ dàng xác định sự khác nhau giữa hai cây đó là cây mật gấu cho lá là loại cây thảo lớn, có thể cao tới 3 mét, lá lớn hơn nhiều so với lá cây bầu đất.
Câu hỏi thường gặp
- Phụ nữ mang thai có dùng rau bầu đất được không?
Đối tượng là phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi sử dụng bầu đất.