Cảnh giác với trình trạng ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm
Ngộ độc thực phẩm thường tăng cao trong giai đoạn cuối năm, nhất là dịp Tết. Tình trạng ngộ độc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, vì vậy hãy cẩn thận và chủ động phòng tránh để bảo vệ gia đình khỏe mạnh.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm tăng mạnh mùa lễ hội cuối năm
Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực, là tình trạng xảy ra khi bạn ăn, uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay những loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, chất phụ gia,…
Trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏe lại sau vài ngày, trường hợp ngộ độc nặng nguy hại hơn đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây ngộ độc thức ăn xuất phát từ nguồn gốc thực phẩm được sử dụng có chứa vi khuẩn gây bệnh, hay khi thức ăn để lâu bị ôi thiu có sự phát triển của nấm mốc hoặc chế biến không đúng cách gây nên tình trạng ngộ độc.
Nguyên nhân do thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ngộ độc:
- Các vi khuẩn gây ngộ độc: Campylobacter jejuni, Clostridium perfringens, Salmonella, Escherichia coli, Shigella, Listeria monocytogenes,…
- Các virus gây ngộ độc: Enterovirus, Hepatitis A, Hepatitis E, Norovirus, Rotavirus,…
- Ký sinh trùng gây ngộ độc thực phẩm do động vật truyền sang người như: Platyhelminthes, Nematoda, Protozoa.
Một số nguyên nhân khác gây ngộ độc thực phẩm:
- Thức ăn được chế biến không đúng cách, chưa được nấu chín hoặc ăn thức ăn sống;
- Do thiếu vệ sinh trong quá trình chế biến;
- Do dụng cụ, vật dụng nấu ăn không đảm bảo vệ sinh;
- Do nấu thức ăn với nước không đảm bảo vệ sinh;
- Thức ăn đã chế biến bị côn trùng, vật nuôi tiếp xúc mang theo vi khuẩn gây bệnh.
Biểu hiện nhận biết ngộ độc thực phẩm
Sau khi ăn, uống phải các thực phẩm bị nhiễm độc, người dùng thường gặp các triệu chứng sau đây.
- Đau bụng quằn quại;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Tiêu chảy;
- Sốt;
- Đau đầu;
- Tiêu chảy ra máu;
- Đau đầu, choáng váng, chóng mặt;
- Đau cơ;
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt.
Triệu chứng ngộ độc nặng hơn:
- Liên tục nôn ói, sốt kéo dài;
- Dấu mất nước: môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh;
- Trụy tim mạch;
- Sốc nhiễm khuẩn.
Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện chỉ vài phút sau khi ăn, sau vài giờ hoặc có thể 1,2 ngày sau khi hệ tiêu hóa tiêu thụ hết thực phẩm. Do đó, bạn không nên chủ quan khi sử dụng thức ăn, nước uống kém chất lượng.
Bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?
Các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể xử lý tại nhà, sau vài ngày nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể sẽ hồi phục bình thường. Theo đó, người bệnh cần cần tự gây nôn để nôn hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa vào cơ thể. Người bị ngộ độc thực phẩm có thể nôn và tiêu chảy nhiều lần dẫn đến mất nước, do đó cần cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Nên uống Oresol để bù điện giải cho cơ thể.
Các trường hợp ngộ độc với biểu hiện nặng hơn, người bệnh cần được đưa ngay đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm mùa lễ hội
Nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng mạnh vào dịp cuối năm tiềm ẩn nhiều nguy cơ xuất hiện hàng kém chất lượng. Ngoài ra, việc tích trữ thức ăn quá nhiều, bảo quản sai cách cũng có thể gây ngộ độc thực phẩm dịp tết.
Lễ hội, họp mặt và tiệc tùng tất niên sử dụng bia, rượu dịp tết tăng hơn nhiều so với bình thường. Do đó, số lượng bệnh nhân ngộ độc thực phẩm trong giai đoạn này cũng tăng.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là trong mùa lễ hội cuối năm, bạn cần lưu ý những vấn đề sau.
Cẩn thận khi lựa chọn thực phẩm
Cẩn trọng trong quá trình mua những thực phẩm tươi sống (rau, củ, quả, thịt, tôm, cá,…) tươi, còn nguyên, không bị dập nát, không ôi thiu, kém chất lượng.
Đối với sản phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn cần kiểm tra còn hạn sử dụng và nguồn gốc xứ rõ ràng, có thông tin sản phẩm và hướng dẫn sử dụng.
Đồng thời, chọn mua ở nơi uy tín, độ tin cậy cao, tránh các địa điểm giá rẻ và đảm bảo độ an toàn, hạn chế nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Chế biến thức ăn đúng cách, an toàn
Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.
Nấu chín thức ăn đúng cách và ở nhiệt độ phù hợp, đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi. Đun sôi nước trước khi sử dụng, rửa các loại trái cây tưới trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp và trong thời gian cho phép đối với từng loại thực phẩm.
Không để thức ăn ở ngoài quá hai giờ, không quá một giờ đồng hồ vào mùa hè hoặc khi thời tiết nắng nóng vì có thể gây hư hỏng, ôi thiu.
Hạn chế và cẩn thận khi ăn uống bên ngoài
Hạn chế đi ăn uống bên ngoài để giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, nếu ăn ngoài hãy tìm hiểu và lựa chọn hàng quán cẩn thận, địa điểm uy tín an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, nhu cầu uống bia rượu dịp cuối năm rất cao, do đó bạn cần cẩn trọng khi uống bia rượu. Kiểm soát liều lượng và chất lượng bia rượu trước khi sử dụng.
Nâng cao hệ miễn dịch phòng ngộ độc
Bạn có thể tham khảo bổ sung thêm các chế phẩm thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường và hỗ trợ chức năng hệ tiêu hóa như bổ sung lợi khuẩn, enzyme tiêu hóa, men vi sinh cho cơ thể. Đặc biệt nhóm đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai và người mắc bệnh mãn tính.
Sự cẩn trọng trong việc ăn uống sẽ giúp bạn hạn chế nguy cơ, phòng tránh ngộ độc thực phẩm tốt hơn trong mùa lễ hội cuối năm. Tham khảo thêm các thông tin trong bài viết trên để chủ động phòng và bảo vệ gia đình khỏe mạnh, vui vẻ trong dịp tết Nguyên Đán sắp đến.
Bạn có thể xem thêm: