Cảnh báo nguy hiểm của bệnh quai bị ở phụ nữ mang thai
Quai bị ở nữ vốn lành tính nhưng nếu không được phát hiện, chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm vú, viêm buồng trứng và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản cũng như chất lượng sống của người bệnh. Do đó, bài viết dưới đây có thể giúp các bạn hiểu hơn khi thai phụ bị quai bị và dấu hiệu cảnh báo nhé.
Tại sao thai phụ dễ mắc quai bị?
Trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây, bệnh quai bị đã không còn quá đáng sợ như trong quá khứ do có sự xuất hiện và phổ biến rộng rãi của vaccine MMR. Việc tiêm phòng quai bị đúng lịch giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh một cách đáng kể. Đến nay, chỉ có khoảng 1/1000 mẹ bầu có nguy cơ mắc quai bị lúc mang thai.
Bệnh quai bị lúc mang thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu thai kỳ do hệ miễn dịch suy giảm làm virus Paramyxo phát triển gây bệnh. Trong thời gian này, mẹ bầu thường bị ốm nghén làm mẹ chán ăn, ăn ít từ đó cơ thể thiếu chất và không thể chống lại virus này. Trong trường hợp mẹ bầu tiếp xúc với dịch hô hấp của người mang mầm bệnh thì khả năng lây truyền là rất cao kể cả mẹ đã tiêm phòng quai bị trước đó.
Dấu hiệu bệnh quai bị lúc mang thai
Các triệu chứng của quai bị thường phát triển nhanh thường khiến cho các mẹ bầu rơi vào trạng thái bị động, dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng. Biểu hiện đặc trưng của quai bị mà mẹ bầu 3 tháng đầu thường thấy đó là:
- Với mẹ bầu, mắc quai bị trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tiên khiến cơ thể mẹ rất khó chịu.
- Sốt cao 38 độ, thậm chí có thể lên tới 39 – 40 độ kèm theo nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,…
Sốt cao là một trong những dấu hiệu bị bệnh quai bị
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
- Tuyến nước bọt đau nhức, nước bọt ít, khi há miệng đau hàm, khó khăn khi nhai nuốt, họng viêm đỏ,…
- Cơ thể mẹ bầu lúc này sẽ rất mệt mỏi, đau họng và tuyến nước bọt bị viêm. Virus quai bị có khả năng tấn công cơ quan sinh sản gây viêm nhiễm buồng trứng.
- Đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt. Đau lan ra tai.
- Hai bên má hoặc một bên (tuyến mang tai): Lúc đầu sưng một bên sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia nhưng ít gặp sưng 1 bên thường là sưng cả hai bên và hai bên sưng thường không đối xứng (một bên sưng nhỏ, một bên sưng to) căng, bóng, sờ nóng, ấn không lõm.
Virus quai bị gây viêm các tuyến nước bọt nên các triệu chứng của quai bị thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm và viêm nhiễm vùng hàm mặt. Vì vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu không nên chủ quan, cần quan sát thật kỹ những biểu hiện và kịp thời giải quyết.
Biến chứng của quai bị lúc mang thai
Trường hợp quai bị khi mang thai nếu không được điều trị sớm sẽ không gây nguy hiểm cho thai kỳ. Tuy nhiên, nếu như không được điều trị đúng cách, mẹ và thai nhi có nguy cơ gặp phải một số biến chứng như:
- Biến chứng với mẹ
Mắc quai bị thai kỳ khiến mẹ đối mặt với nguy cơ viêm buồng trứng, nhiễm trùng vú. Bệnh lý có dấu hiệu khởi phát là sốt, đau đầu. Trong trường hợp xấu nhất, quai bị gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Biến chứng với con
Theo một số nghiên cứu cho thấy, mẹ mắc quai bị tăng nguy cơ lưu thai và sinh non.
Phòng tránh quai bị trong thai kỳ
Để phòng tránh hiệu quả bệnh quai bị trong thai kỳ, cách hiệu quả nhất được các bác sĩ khuyến cáo là tiêm vắc-xin quai bị trước 3 tháng mang bầu để chuẩn bị một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, không nên tiêm phòng vắc-xin quai bị khi đang có thai bởi loại vắc-xin này chứa virus sống có khả năng xâm nhập và gây hại cho thai nhi khi hệ miễn dịch của mẹ đang yếu ớt.
Ngoài việc chủ động tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh thì các thai phụ cũng cần hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc hoặc nghi mắc quai bị cũng như các bệnh lây nhiễm khác.
Chủ động tiêm ngừa vắc xin để phòng ngừa bệnh
Hi vọng với những chia sẻ trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về quai bị khi mang thai, biến chứng quai bị và cách phòng tránh quai bị trong thai kỳ.