Cách điều trị nấm miệng tại nhà nhanh chóng và hiệu quả
Nấm miệng, hay còn gọi là nấm Candida miệng, là một vấn đề thường gặp ở trẻ em, gây ra sự khó chịu và đau đớn. Việc hiểu rõ cách điều trị nấm miệng tại nhà một cách nhanh chóng và hiệu quả là rất quan trọng để giảm bớt tình trạng này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách chữa nấm miệng hiệu quả tại nhà.
Trường hợp nào có thể tự điều trị nấm miệng tại nhà?
Nấm miệng thường do nấm Candida gây ra và biểu hiện qua các triệu chứng như mảng trắng trong miệng, lưỡi và cổ họng. Trẻ có thể gặp khó khăn khi ăn uống và cảm thấy đau rát. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần đến gặp bác sĩ. Dưới đây là một số trường hợp có thể tự điều trị nấm miệng tại nhà:
- Triệu chứng nhẹ: Khi trẻ chỉ xuất hiện các đốm trắng nhỏ và không có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.
- Trẻ không có bệnh lý nền nghiêm trọng: Nếu trẻ khỏe mạnh và không mắc các bệnh lý như suy giảm miễn dịch, tiểu đường hay bệnh lý mãn tính, việc điều trị tại nhà sẽ an toàn hơn.
Một số biện pháp dân gian điều trị nấm miệng hiệu quả
Theo trang Báo Mới, y học cổ truyền và nghiên cứu về tác dụng của các nguyên liệu tự nhiên trong đời sống chúng ta. Có rất nhiều cách có thể trị nấm miệng cho trẻ em mà cách làm cực kỳ đơn giản. Bạn có thể áp dụng các mẹo nhân gian này nhưng cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi thực hiện nhé.
Sử dụng rau ngót để điều trị nấm miệng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong rau ngót có nhiều chất có tác dụng tiêu độc, thông huyết, chữa ho cho con người, ngoài ra còn có tác dụng chữa nấm miệng một cách hiệu quả. Chính vì thế khi trẻ bị nấm miệng chúng ta có thể dùng rau ngót để trị.
Cách sử dụng rau ngót trị nấm miệng
- Bước 1: Lấy một ít rau ngót tươi khoảng 10g đem đi rửa sạch, giã nát và vắt lấy phần nước.
- Bước 2: Sử dụng một miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay của bạn. Tiếp đến nhúng vào nước rau ngót vừa giã.
- Bước 3: Lau nhẹ nhàng xung quanh vùng miệng bị nấm của trẻ, lâu kỹ ở các khu vực vùng lưỡi, khoang miệng và lợi của trẻ.
Với cách này thì nên làm 2 – 3 lần/ngày. Bạn nên làm thường xuyên cho trẻ thì sau khoảng 3 ngày tình trạng nấm miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Dùng lá trà xanh
Lá trà xanh cũng là một trong những nguyên liệu để điều trị nấm miệng cho trẻ một cách hiệu quả. Ngoài việc dùng trà xanh làm thức uống giải nhiệt mùa hè tốt cho sức khỏe, trà xanh còn giúp chống lão hóa, giảm nguy cơ tim mạch, ung thư, ngăn ngừa nấm rất tốt.
Cách sử dụng lá trà xanh trị nấm miệng
- Bước 1: Đun vài lá trà xanh với một chút nước, bạn nên cho thêm một vài hạt muối.
- Bước 2: Để nguội nước trà xanh, sau đó dùng một miếng gạc mềm quấn quanh đầu ngón tay rồi chấm nước trà xanh và bôi lên vùng bị nấm.
Với cách này cũng làm thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ mang lại hiệu quả sau vài ngày thực hiện. Phương pháp này chỉ nên áp dụng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi thôi bạn nhé.
Dùng mật ong và cỏ nhọ nồi
Cây cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có nhiều công dụng như cầm máu, hạ sốt, chữa tóc bạc sớm, đau dạ dày, trị nấm da,… Vì vậy cây cỏ nhọ nồi khi kết hợp với mật ong giúp trị nấm miệng cho trẻ em rất tốt.
Cách sử dụng mật ong và cỏ nhọ nồi trị nấm miệng
- Bước 1: Lá cỏ nhọ nồi đem đi rửa sạch, giã nhuyễn sau đó lọc lấy khoảng 10ml nước.
- Bước 2: Trộn 10ml nước lá cỏ nhọ nồi vừa lọc với 1ml mật ong, sau đó khuấy cho hỗn hợp đều.
- Bước 3: Sử dụng một miếng vải mềm hoặc bông thấm hỗn hợp trên, bôi nhẹ nhàng lên các vùng bị nấm như lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ.
Với cách này nên áp dụng 2 – 3 lần/ngày và làm liên tục khoảng 3 ngày thì tình trạng nấm miệng sẽ giảm đi hẳn. Tuy nhiên, lưu ý nên chọn loại mật ong nguyên chất để đảm bảo chất lượng.
Dùng lá hẹ
Lá hẹ là một biện pháp tự nhiên và hiệu quả để chữa nấm miệng ở trẻ. Cách sử dụng lá hẹ rất đơn giản, bạn có thể cho trẻ nhai lá hẹ hoặc áp nước ép lá lên vùng loét miệng. Đây là một phương pháp an toàn và tự nhiên để giúp trẻ khắc phục nấm miệng một cách hiệu quả.
Cách sử dụng lá hẹ
- Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, giã nhuyễn sau đó lọc lấy khoảng 10ml nước.
- Bước 2: Sử dụng một miếng vải mềm hoặc gạc rơ lưỡi thấm nước hẹ, bôi nhẹ nhàng lên các vùng bị nấm như lưỡi, lợi và vòm miệng của trẻ.
Với cách này nên áp dụng 2 – 3 lần/ngày và làm liên tục khoảng 3 ngày thì tình trạng nấm miệng sẽ giảm đi hẳn. Bạn cũng có thể cho trẻ nhai trực tiếp lá hẹ.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Mặc dù nhiều trường hợp nấm miệng có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ có các biểu hiện sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ:
- Triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần: Nếu đã áp dụng các biện pháp tại nhà mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm, cần đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Trẻ sốt cao, đau họng nghiêm trọng: Đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng và cần được điều trị bằng thuốc kê đơn.
- Trẻ có các bệnh lý nền: Nếu trẻ có bệnh lý như tiểu đường, suy giảm miễn dịch hoặc bệnh lý mãn tính, việc điều trị cần có sự giám sát của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Việc điều trị nấm miệng tại nhà có thể đơn giản và hiệu quả nếu được thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, phụ huynh cần lưu ý theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi cần thiết. Bằng cách áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc miệng đúng cách, bạn có thể giúp trẻ phòng ngừa và điều trị nấm miệng một cách hiệu quả. Hãy luôn chăm sóc và quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ để đảm bảo trẻ luôn có một nụ cười khỏe mạnh và tươi sáng.