Cách chăm sóc người bệnh suy gan giai đoạn cuối
Suy gan là tình trạng gan bị tổn thương hoặc không thực hiện được chức năng gan. Đây là bệnh lý nguy hiểm,có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nên cần được xử trí kịp thời. Cần làm gì Để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh suy gan giai đoạn cuối ? Cùng tìm hiểu Cách chăm sóc người bệnh suy gan giai đoạn cuối ở bài viết dưới đây.
Suy gan giai đoạn cuối là gì?
Gan là bộ phận vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau, trong đó có 5 nhiệm vụ chính là chức năng chuyển hóa, chức năng tổng hợp, chức năng thải độc, chức năng dự trữ và chức năng tạo mật.
Suy gan là hiện tượng chức năng gan suy giảm, gan bị hủy hoại, biến dạng và khó phục hồi. Suy gan dẫn đến gan không thể thực hiện các chức năng quan trọng đối với cơ thể.
Nguyên nhân gây suy gan
- Viêm gan vi rút A, B, C, D, ..có nguy cơ cao bị suy gan.
- Do sử dụng các loại thuốc thời gian dài, thường xuyên như Paracetamol. Thuốc kháng viêm không steroid, Halothane, …
- Ngộ độc các loại nấm
- Uống nhiều bia rượu, thuốc lá
- Chế độ ăn uống chứa nhiều chất độc hại khiến khiến gan phải làm việc quá sức trong thời gian dài dẫn đến chức năng gan suy giảm
Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn cụ thể như sau:
- Giai đoạn 1 – Viêm: Đây là giai đoạn đầu, gan bị viêm và có thể hoạt động yếu hơn bình thường nhưng không biểu hiện bằng triệu chứng rõ rệt, người bệnh chưa cảm thấy khó chịu hay đau đớn.
- Giai đoạn 2 – Xơ hóa: Tình trạng viêm nhiễm không được điều trị sẽ để lại sẹo. Khi mô mô sẹo tích tụ trong gan, quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác. Ở giai đoạn này, gan vẫn có khả năng được chữa lành nếu được điều trị và chăm sóc kịp thời.
- Giai đoạn 3 – Xơ gan : Mô sẹo cứng phát triển nhiều hơn, thay thế dần các mô khỏe mạnh. Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu nhận thấy triệu chứng bất thường do hoạt động của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Giai đoạn 4 – Suy gan giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này, ghép gan là phương pháp duy nhất có thể chữa khỏi bệnh, ngược lại nguy cơ tử vong sẽ rất cao do chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất. Lúc này, một loạt các vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời bao gồm chảy máu trong, tích nước trong bụng, phù não, mất chức năng thận, các vấn đề về phổi.
Suy gan giai đoạn cuối là tổn thương và chức năng gan đã suy giảm đến mức cao nhất
Chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối
Lợi ích của chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh suy gan giai đoạn cuối
- Phòng ngừa và điều trị suy dinh dưỡng.
- Cải thiện chức năng gan.
- Nâng cao chất lượng sống.
- Kéo dài thời gian sống còn.
Cách nấu ăn phù hợp với người suy gan giai đoạn cuối
Nhằm gia tăng khẩu vị, giúp ăn ngon miệng, người bệnh có thể áp dụng mẹo sau:
- Luộc, hấp, nướng hoặc có thể áp chảo rau củ thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ
- Sử dụng các gia vị từ thảo mộc như: Quế, nghệ, tỏi… để thay muối, vì người bị xơ gan nên ăn nhạt.
- Với những món thịt, thay vì chiên có thể hấp, nướng, áp chảo để tránh dầu mỡ.
- Không nên ăn hải sản sống hoặc thịt tái chín.
- Xử lý thực phẩm an toàn trước khi sử dụng để tránh ngộ độc.
Dinh dưỡng và chế độ ăn cho người suy gan giai đoạn cuối
- Tuyệt đối không uống rượu.
- Nên ăn 3-5 bữa mỗi ngày và không nên nhịn nói kéo dài.
- Bữa ăn phụ vào buổi tối muộn với thức ăn nhẹ hay sữa là quan trọng, giúp cải thiện suy dinh dưỡng.
- Chất bột đường (cơm, bún, phở…) nên là thành phần chính trong chế độ ăn, chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng, sẽ giúp gan dự trữ lại nguồn năng lượng bị hao hụt trong ngày.
- Lượng đạm (thịt, cá, đậu hũ…) cần ăn trong ngày cũng tương tự lúc bình thường. Đạm từ cá và sữa có lợi cho người bệnh gan vì dễ tiêu hóa.
- Chất béo cần ăn lượng vừa phải vì chất béo giúp hấp thu nhiều vitamin A, D, E, K và tham gia rất nhiều các hoạt động chức năng của cơ thể (tái tạo lại tế bào, miễn dịch, đông máu…). Chỉ ăn ít trong trường hợp khó tiêu hay vàng da ứ mật.
- Tăng cường chất khoáng, chất xơ và vitamin từ rau, củ và trái cây tươi.
Người suy gan giai đoạn cuối tuyệt đối không sử dụng rượu, bia
Các cách chăm sóc giảm đau dành cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối
- Kê cao chân (cao hơn so với tim) khi bệnh nhân nằm nghỉ để lượng dịch phù được trở về tim, giảm phù chi và giảm khó chịu cho bệnh nhân.
- Chế độ dinh dưỡng hạn chế muối (natri): Chế độ ăn càng mặn thì lượng nước tích tụ lại trong cơ thể bệnh nhân càng nhiều, phù và cổ chướng càng nặng nề hơn, gây khó thở cho bệnh nhân.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu kali như cam , chuối, bưởi… vì trong quá trình điều trị thì bệnh nhân thường được sử dụng các loại lợi tiểu gây mất kali để giảm phù. Do đó, cần bổ sung lượng kali mất do thuốc lợi tiểu gây ra.
- Theo dõi cân nặng thường xuyên để kiểm soát quá trình tăng cân ở bệnh nhân.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tránh nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của cơ thể ở bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối đã rất yếu, nguy cơ cao dễ bị các bệnh lý nhiễm trùng và làm bệnh nặng hơn.
- Thực đơn dinh dưỡng đa dạng để bổ sung các chất dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, mỗi bữa ăn ăn ít để tránh gan làm việc quá tải.
Ngoài ra, cần theo dõi, thăm khám định kỳ, hoặc khi phát hiện có bất kỳ triệu chứng nào bất thường phải đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn, thăm khám điều trị. Đặc biệt là người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo pháp đồ điều trị của bác sĩ, không sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định, đặc biệt là những loại thuốc có hại cho gan.
Phương pháp điều trị và sinh hoạt dành cho bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối
Có nhiều phương pháp điều trị suy gan giai đoạn cuối như: chọc dịch, ghép gan, điều trị bằng pháp đồ điều trị thuốc của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra người mắc suy gan giai đoạn cuối cần lưu ý thêm về chế độ ăn uống sinh hoạt, cụ thể:
- Hạn chế uống nhiều nước, thường xuyên được kiểm tra điện giải.
- Dùng thuốc điều trị lợi tiểu, nhằm kích thích thận đào thải natri, đồng thời hấp thụ clo và bài tiết kali.
- Vận động, tập thể dục thường xuyên dưới sự theo dõi của bác sĩ giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, giúp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh.
- Tránh làm việc căng thẳng và cần phải ngủ đủ giấc.
- Người thân nên ở bên cạnh an ủi và động viên tinh thần cho người bệnh.
- Khi suy gan ở giai đoạn cuối, gan gần như là mất hoàn toàn chức năng, không thể lọc và đào thải độc tố ra ngoài dẫn đến tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể tử vong rất nhanh. Vì vậy, ngoài tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần phải tăng cường chức năng gan, giảm thiểu tối đa các tổn thương ở tế bào gan, giải độc gan.
Người suy gan giai đoạn cuối cần tập thể dục thường xuyên dưới sự theo dõi của bác sĩ
Kết luận
Chăm sóc người bệnh suy gan giai đoạn cuối đòi hỏi sự kiên nhẫn, yêu thương và hiểu biết về tình trạng sức khỏe của họ. Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có được những thông tin cần thiết để chăm sóc người thân một cách hiệu quả. Hãy luôn tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp họ tránh xa các thực phẩm có hại và duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh. Đừng quên kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để phát hiện kịp thời các biến chứng. Sự quan tâm và động viên tinh thần từ gia đình và bạn bè là nguồn động lực quan trọng giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và bình an, và hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chăm sóc người bệnh.