Hướng dẫn 5 cách bế trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn
Đối với các bậc phụ huynh lần đầu được làm ba mẹ, việc bế trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều bối rối và khó khăn. Trong bài viết này, Pharmacity sẽ hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh đúng cách mà bạn nên áp dụng ngay.
Các nguyên tắc cần biết khi bế trẻ sơ sinh
Nhiều phụ huynh thường cảm thấy bối rối và lo lắng không biết làm thế nào để bế trẻ sơ sinh đúng cách, đặc biệt là đối với những người mới trải nghiệm làm cha mẹ lần đầu.
Trong quá trình này, mẹ cần chú ý bế bé đúng cách để tránh gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể của bé. Nguyên tắc quan trọng nhất là luôn phải đỡ đầu và cổ của bé. Bởi trong giai đoạn từ 1 tháng đến 4 tháng tuổi, bé vẫn chưa thể kiểm soát đầu và cổ của mình.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần nâng đỡ phần đầu của bé một cách ổn định, tránh để đầu bé lật từ bên này sang bên kia. Hãy nhớ không để đầu bé ngả về phía trước hoặc phía sau.
Khi bế trẻ sơ sinh ba mẹ cần lưu ý phải nâng đỡ phần đầu
Hướng dẫn 5 cách bế trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật
Để đảm bảo an toàn cho bé cũng như tánh nguy cơ chấn thương có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh, ba mẹ cần thực hiện cách bế trẻ sơ sinh theo hướng dẫn sau.
Bế trẻ ở tư thế ngực chạm ngực
Bế trẻ sao cho ngực của bé chạm vào ngực của bạn là một trong những phương pháp phổ biến nhất khi ôm trẻ sơ sinh. Tư thế này không chỉ giúp bé cảm nhận được nhịp tim của bạn mà còn tạo ra một liên kết gần gũi giữa mẹ và bé.
Để bế bé đúng cách, bạn nên ôm bé sao cho đầu của bé nằm trên ngực của bạn. Một bên tay nắm mông và hông của bé, trong khi tay còn lại hỗ trợ đầu và cổ của bé. Cách thực hiện tư thế này như sau:
- Bước 1: Sử dụng một tay thuận để đỡ đầu của bé, tay còn lại đỡ mông để bế bé lên ngang ngực của mẹ.
- Bước 2: Nhẹ nhàng áp bé vào sát người mẹ và dần dần nâng bé lên.
- Bước 3: Từ từ đưa phần đầu và vai của bé lên vai của mẹ, đồng thời sử dụng tay còn lại để đỡ lưng bé. Đảm bảo cổ, lưng và mông của bé thẳng hàng.
Lưu ý: Mẹ nên ngả nhẹ người ra sau để bé có điểm tựa an toàn hơn.
Bế trẻ ở tư thế ngực chạm ngực có thể giúp bé cảm nhận được nhịp tim của mẹ
Cách bế trẻ sơ sinh: Bế trẻ theo tư thế ngửa
Cách bế trẻ sơ sinh ở tư thế nằm ngửa khá đơn giản và dễ thực hiện. Mẹ đặt bé nằm ngang, sử dụng tay để đỡ đầu, lưng, cổ và mông bé để tránh áp lực dồn lên cột sống của bé. Để bế bé theo tư thế này một cách chuẩn xác nhất, ba mẹ có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Mẹ đỡ đầu của bé bằng một tay, sử dụng lòng bàn tay để hỗ trợ toàn bộ phần đầu và cổ của bé.
- Bước 2: Sau đó, dùng cánh tay để đỡ dọc theo lưng bé và sử dụng tay còn lại để đỡ mông bé.
- Bước 2: Mẹ sử dụng hai tay để nâng bé lên nhẹ nhàng đến mức độ ngang với ngực, kết hợp với việc áp sát vào người mẹ ở tư thế mà cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái.
Bế trẻ ngang hông
Đây là cách bế trẻ sơ sinh khi trẻ đã lớn hơn 6 tháng tuổi, khi cơ thể của bé đã ổn định hơn và bé đã biết ngồi và bò.
Trong tư thế này, mặt của bé sẽ quay về phía trước và phần hông của bé sẽ được đặt đối diện với hông của người bế. Sau đó, bạn có thể sử dụng một tay để ôm quanh phần eo của bé và giữ chặt bé. Tuy nhiên, đối với cách bế này cần đảm bảo rằng bé được bế một cách an toàn và thoải mái.
Bé trẻ theo kiểu ru ngủ
Để bế bé đúng cách tư thế này, bạn có thể thực hiện như sau:
- Bước 1: Từ từ nâng bé lên bằng cách đặt một tay dưới cổ và đầu của bé trong khi tay kia đặt dưới hông và mông của bé.
- Bước 2: Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông của bé, nhẹ nhàng hạ tay đang đỡ đầu và cổ của bé xuống dưới lưng, sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay của bạn.
- Bước 3: Lúc này, cả đầu và cổ của bé sẽ tựa vào phần gập khuỷu tay của bạn, tạo ra một vị trí an toàn và thoải mái cho bé trong vòng tay của bạn.
Cách bế trẻ sơ sinh: Tư thế mặt đối mặt
Khi bạn bế bé ở tư thế này, hãy trò chuyện với bé hoặc làm những biểu hiện ngộ nghĩnh để kích thích bé cười. Đây là phương pháp giúp tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa mẹ và bé.
Bạn hãy đặt một tay sau đầu và cổ của bé, trong khi tay còn lại đặt ở phần thân và hông của bé. Đảm bảo bé nằm phía dưới tầm ngực của bạn sao cho mặt bé đối diện với mặt của bạn.
Tư thế mặt đối mặt tạo ra sự liên kết giữa mẹ và con
Cách bế trẻ sơ sinh lên và đặt trẻ sơ sinh xuống không khóc
Các thao tác bế bé lên và đặt bé xuống cần được thực hiện đúng cách để tránh làm bé quấy khóc và nguy cơ tổn thương cột sống yếu ớt. Dưới đây là cách thực hiện nâng bé lên khi bé đang nằm ngửa:
- Bước 1: Bắt đầu bằng việc luồn một tay xuống dưới gáy của bé để đỡ đầu và cổ của bé, tay còn lại đỡ mông của bé.
- Bước 2: Di chuyển dần tay đang đỡ đầu của bé xuống sâu dưới lưng của bé, sau đó từ từ nâng bé lên.
- Bước 3: Khi nâng bé lên ngang ngực, hãy luồn cánh tay đang đỡ mông lên để đỡ cả đầu của bé và đồng thời di chuyển tay còn lại để gập lại để đỡ đầu của bé. Sau khi đã đặt bé xuống, hãy rút tay đỡ mông để ôm bé.
Nếu bé đang nằm sấp, bạn cần sử dụng cả hai tay để nâng và dựng bé lên đồng thời xoay người bé trở lại tư thế nằm ngửa trước khi bế. Lưu ý rằng, khi dùng tay để đỡ bé, cần đảm bảo rằng toàn bộ đầu, cổ và lưng của bé đều nằm trên một đường thẳng.
Một số lưu ý cần biết khi bế trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà bậc phụ huynh nên nhớ khi bế trẻ sơ sinh:
- Quan sát phản ứng của bé khi bạn bế để xem bé có cảm thấy khó chịu hay không.
- Hãy tạo một môi trường thoải mái khi bế bé bằng cách trò chuyện, đùa giỡn làm bé vui.
- Giữ đầu bé thoải mái để bé có thể di chuyển và thở dễ dàng.
- Khi bế trẻ cần rửa tay, thay quần áo sạch sẽ.
- Tránh để các vật nguy hiểm như dao, kéo… nằm trong tầm với của bé khi bạn phải vừa bế bé vừa nấu ăn.
- Cố gắng tiếp xúc da chạm da với bé để tăng cường tình cảm giữa bạn và bé.
- Trong khi bế bé để ru ngủ, cần hạn chế động tác trở nên quá nhanh hoặc quá mạnh.
- Khi bé chưa đến 2 – 3 tháng tuổi, phần cổ của bé vẫn còn rất yếu và không có khả năng nâng đầu dậy. Do đó, bạn cần chú ý hỗ trợ phần đầu của bé khi bế bé lên hoặc bế bé xuống.
Thông qua các cách bế trẻ sơ sinh đã được hướng dẫn trên đây, hy vọng rằng các bậc phụ huynh sẽ cảm thấy tự tin hơn và giảm bớt sự lo lắng khi bế bé. Việc bé trẻ sơ sinh đúng cách không chỉ đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn tạo sự liên kết giữa bé và ba mẹ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.