Các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20
Thông thường, khi bạn nữ mới bắt đầu kinh nguyệt trong thời gian dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không ổn định. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn này chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 3 năm. Vào khi bạn nữ đạt tuổi 20, cơ thể đã phát triển hoàn thiện và chu kỳ kinh nguyệt dần ổn định hơn. Nếu vẫn mắc phải rối loạn kinh nguyệt khi đang ở độ tuổi này, điều này có thể do tác động của các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân sinh lý
Hormon estrogen và progesterone ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xuất phát từ sự rối loạn sản xuất hai loại hormone này. Dưới đây là một số yếu tố có thể làm thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone:
- Căng thẳng tâm lý: Bạn nữ ở độ tuổi 20 thường phải chịu nhiều áp lực tâm lý từ học tập, công việc, gia đình, xã hội,… Điều này có thể dẫn đến trạng thái căng thẳng, mệt mỏi kéo dài và gây rối loạn nội tiết trong cơ thể.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Ăn uống không đủ chất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất hormone. Khẩu phần ăn thiếu các vitamin, omega-3 và các nguyên tố vi lượng có thể làm giảm nồng độ estrogen được tiết ra từ buồng trứng.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể ức chế quá trình sản xuất hormone trong cơ thể, gây cản trở cho việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
- Béo phì, thừa cân: Cân nặng quá cao cũng có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn khi ở độ tuổi 20.
“Một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh có thể ức chế quá trình sản xuất hormone trong cơ thể, gây cản trở cho việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.”
Nguyên nhân bệnh lý
Mặc dù phần lớn trường hợp rối loạn kinh nguyệt không đều là do nguyên nhân sinh lý, chị em cũng nên quan tâm đến các vấn đề bệnh lý vì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có thể là triệu chứng của những căn bệnh về vùng kín hay cơ quan sinh dục như viêm tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng hay buồng trứng đa nang. Khác với nguyên nhân sinh lý, các vấn đề bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời để tránh dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 có đáng lo ngại không?
Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong những năm đầu khi mới dậy thì là một hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt vẫn không đều khi đã đạt tuổi 20, bạn nên lưu ý. Nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
- Ngày kinh nguyệt xuất hiện không theo đúng chu kỳ sẽ khiến phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, bất an. Điều này không chỉ làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến sức khỏe tâm lý của chị em xấu đi.
- Rối loạn kinh nguyệt cũng tác động đến quá trình rụng trứng. Chị em cần chữa trị sớm để phòng tránh nguy cơ vô sinh hoặc khó có con sau này.
- Nếu nguyên nhân là do các vấn đề bệnh lý, tình trạng này có thể là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những biến chứng của tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
“Rối loạn kinh nguyệt cũng tác động đến quá trình rụng trứng. Chị em cần chữa trị sớm để phòng tránh nguy cơ vô sinh hoặc khó có con sau này.”
Biện pháp đối phó với tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi bước vào tuổi 20 hoàn toàn có thể điều trị được nếu có biện pháp đối phó kịp thời và đúng hướng.
1. Điều trị y khoa
Khi đi khám, bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ trở về trạng thái bình thường. Chẳng hạn như thuốc sắt để trị thiếu máu, nhóm thuốc NSAIDS (Naproxen, Ibuprofen,…) hỗ trợ thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc thuốc tránh thai đường uống để điều chỉnh và rút ngắn thời gian hành kinh. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được chỉ định tiêm hormone trong trường hợp bị thiếu hụt hormone sinh dục nữ hoặc phẫu thuật, loại bỏ khối u nếu mắc u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung.
2. Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, chị em cũng cần chú ý tới những biện pháp chăm sóc tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị:
- Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo khi làm sạch.
- Vào những ngày xuất hiện kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh ít nhất 4 tiếng/lần. Sử dụng nước ấm khi rửa, tránh tiếp xúc với nước lạnh.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm có lợi như mướp đắng, cà rốt, mè, gừng, nghệ, sữa chua, nha đam,… Hạn chế sử dụng thực phẩm có hàm lượng muối cao, tính mát, cà phê, bia rượu và đồ uống có cồn khác.
- Giữ tinh thần thỏa mái, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
“Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không thụt rửa sâu vào trong âm đạo khi làm sạch.”
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20 là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ, nhưng chị em không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình và đi khám y khoa khi phát hiện các dấu hiệu kinh nguyệt không bình thường.
Lời khuyên từ Pharmacity:
Khi gặp các tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20, bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác. Bạn cũng có thể sử dụng một số sản phẩm từ Pharmacity như thuốc hỗ trợ chu kỳ kinh nguyệt, vitamin và khoáng chất bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe nội tiết.
Các câu hỏi thường gặp về rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20:
Câu hỏi 1: Khi nào nên điều trị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20?
Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc có các triệu chứng không bình thường như đau bụng quá độ, khối u buồng trứng, hoặc xuất hiện quá ít hay quá nhiều kinh nguyệt, bạn nên điều trị sớm để tránh tổn thương về sức khỏe và nguy cơ vô sinh sau này.
Câu hỏi 2: Có cách nào tự điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không?
Bạn có thể thử dùng thuốc tránh thai đường uống để điều chỉnh và rút ngắn thời gian kinh nguyệt. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Câu hỏi 3: Có nên dùng các loại sản phẩm chăm sóc vùng kín khi có rối loạn kinh nguyệt?
Các sản phẩm chăm sóc vùng kín như xà phòng hoặc gel rửa không gây kích ứng có thể giúp giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Tuy nhiên, nên tránh thụt rửa sâu vào trong âm đạo và tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ.
Câu hỏi 4: Có ảnh hưởng gì khi dùng thuốc trị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20?
Thuốc trị rối loạn kinh nguyệt có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, mất cảm giác trong ngực. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào không mong muốn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Câu hỏi 5: Có phải cắt bỏ u nang buồng trứng là biện pháp điều trị duy nhất cho rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 20?
Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong một số trường hợp, việc loại bỏ u nang buồng trứng có thể được đề xuất nhưng không phải là biện pháp điều trị duy nhất. Hãy thảo luận với bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Nguồn: Tổng hợp
