Các loại thuốc kháng sinh và những điều cần lưu ý khi sử dụng
Thuốc kháng sinh không còn xa lạ trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại thuốc này. Tìm hiểu ngay để sử dụng đúng cách, đảm bảo an toàn sức khỏe.
Tìm hiểu kiến thức để sử dụng kháng sinh đúng cách
Kháng sinh là gì và phân loại kháng sinh
Kháng sinh là loại chất được chiết xuất từ những vi sinh vật, nấm và Actinomycetes, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Thuốc kháng sinh có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây hại bên trong cơ thể, do đó giúp cơ thể giảm phản ứng viêm do vi khuẩn gây ra.
Thuốc kháng sinh có tác dụng khác nhau trên từng loại vi khuẩn, một số kháng sinh có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn được gọi là kháng sinh phổ rộng, một số loại khác tác dụng trên một số chủng vi khuẩn nhất định được gọi là phổ hẹp.
Công dụng và tác dụng phụ của thuốc khác sinh
Thông thường vi khuẩn sống trong cơ thể con người đều ít khi gây hại cho sức khỏe. Một số loại vi khuẩn có lợi còn tham gia vào quá trình chuyển hóa, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm.
Các loại kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị các bệnh lý gây ra do vi khuẩn, còn vi rút thì không hiệu quả. Đặc biệt với những bệnh gây ra do vi rút như cảm cúm, cảm thường, cảm lạnh, viêm phế quản thì không nên dùng kháng sinh.
Thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý viêm nhiễm gây ra bởi vi khuẩn:
- Bệnh viêm xoang, viêm tai giữa,… do vi khuẩn
- Viêm màng não
- Nhiễm khuẩn răng
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm
- Nhiễm khuẩn huyết
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Bên cạnh công dụng điều trị bệnh, thuốc kháng sinh thường gây tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa. Do sử dụng kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại đồng thời tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong đường ruột, vì vậy xuất hiện tình trạng.
- Mệt mỏi
- Cảm giác buồn nôn, nôn mửa
- Mắc bệnh tiêu chảy
- Đầy bụng và khó tiêu
- Đau bụng
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Ngoài hệ tiêu hóa, một số kháng sinh có tác dụng phụ trên các hệ cơ quan khác như thần kinh, tim mạch, hệ tạo máu, hệ tiết niệu, đặc biệt trong trường hợp lạm dụng thuốc kháng sinh sẽ gây nên tác hại đối với sức khỏe.
Những lưu ý sử dụng thuốc kháng sinh an toàn
Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như kháng thuốc, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tác dụng phụ không mong muốn. Dùng thuốc kháng sinh hiệu quả và an toàn, cần lưu ý:
Chỉ dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Kháng sinh chỉ điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Không tự ý mua thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ, dược sĩ cũng không tự ý bán thuốc không kê đơn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Lưu ý rằng uống thuốc kháng sinh khi không cần thiết sẽ gây hại cho cơ thể.
Phải dùng kháng sinh đúng liều đúng cách
Sử dụng đúng loại thuốc, đúng và đủ liều và đúng lượng theo toa thuốc được kê cho bạn, không giữ lại thuốc kháng sinh với mục đích sử dụng lại. Không sử dụng chung thuốc kháng sinh giống với người khác.
Phải dùng kháng sinh đủ thời gian
Không nên tự ý ngưng dùng thuốc ngay cả khi bạn cảm thấy sức khỏe tốt hơn sau vài ngày điều trị, uống đủ thời gian kháng sinh mà bạn được bác sĩ kê đơn. Tùy theo loại bệnh và tình trạng bệnh thời gian dùng kháng sinh có khi dài khi ngắn nhưng thông thường ít nhất 5 ngày.
Đặc biệt bệnh nhân cần cung cấp thông tin đầy đủ liên quan các bệnh lý đi kèm, thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn của mình, thông báo tình trạng có thai hoặc đang có nhu cầu có thai để được kê đơn loại kháng sinh phù hợp, an toàn cho sức khỏe.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
Thuốc kháng sinh có nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh do vi khuẩn gây ra, được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về kháng sinh. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu kiến thức về kháng sinh để sử dụng đúng cách, đảm bảo hiệu quả tối ưu và an toàn cho sức khỏe.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Bạn có thể xem thêm: