Các biến chứng của sốt bài liệt
Sốt bại liệt là gì?
- Sốt bại liệt là 1 bệnh truyền nhiễm do các virus bại liệt gây ra. Bệnh bại liệt chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Virus bại liệt xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, nước hoặc thức ăn bị ô nhiễm bởi mẫu phân của người bệnh. Virus sẽ nhân lên trong ruột, được bài tiết qua phân, có thể lây truyền cho những người khác.
- Virus sẽ xâm nhập vào hệ thần kinh. Với những trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân có thể bị tổn thương não và tủy sống, dẫn tới liệt 2 chân lan rộng, liệt cơ hô hấp, thậm chí tử vong.
- Theo thống kê, cứ 200 người nhiễm bệnh bại liệt thì có 1 người bị liệt không thể phục hồi (chủ yếu là ở chân). Trong số những người bị liệt, có khoảng 5 – 10% bệnh nhân tử vong do liệt các cơ hô hấp.
Nguyên nhân mắc bệnh sốt bại liệt
- Virus polio là nguyên nhân gây bệnh, thuộc chi vi rút đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornaviridae, có hình khối cầu, không có vỏ, chứa ARN. Vi rút bại liệt Polio có 3 typ:
- Typ I : Giữ vai trò chính trong gây bệnh (90%) có tên gọi là Brunhilde
- Typ II : có tên gọi là Lansing
- Typ III: có tên gọi là Leon
- Vi rút bại liệt sống dai ở môi trường bên ngoài:
- Trong phân, chúng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 0 – 40 độ C.
- Trong nước, chúng sống được 2 tuần ở nhiệt độ thường.
- Vi rút bại liệt bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560 độ C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím. Liều clo trong nước sinh hoạt không tiêu diệt được vi rút bại liệt.
- Vi rút Polio xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, sau đó sẽ đến các hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não, gây nên hội chứng liệt mềm trên lâm sàng.
Biến chứng của sốt bại liệt
- Viêm não và màng não: Đây là những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Liệt cơ: Virus polio có thể tấn công hệ thần kinh trung ương, dẫn đến liệt cơ ở chân, tay hoặc cả hai.
- Cơ, khớp yếu và đau theo chiều hướng ngày càng nhiều. Rất dễ bị ngã do yếu ở cơ chân làm cho mất thăng bằng và ngã dễ dàng hơn, có thể dẫn đến xương bị gãy, chẳng hạn như gãy xương hông, dẫn đến các biến chứng khác.
- Mệt mỏi toàn thân và kiệt sức với các hoạt động mặc dù nhẹ nhất
- Cơ bắp có biểu hiện bị teo
- Gặp phải các vấn đề về thở hoặc nuốt
- Rối loạn thở liên quan đến giấc ngủ như hiện tượng ngưng thở khi ngủ
- Khả năng chịu lạnh bị giảm
- Biến chứng suy dinh dưỡng, mất nước, viêm phổi. Những người đã bị bại liệt hành tủy, ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến cơ cơ liên quan đến việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng, do việc nhai và nuốt bị ảnh hưởng nên những vấn đề có thể dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ và để mất nước, cũng như viêm phổi do hít thức ăn vào phổi.
- Biến chứng dẫn đến suy hô hấp cấp tính. Yếu cơ hoành và cơ ngực làm cho khó thở sâu và ho, có thể dẫn đến tích tụ dịch và chất nhầy trong phổi. Béo phì ảnh hưởng đến độ cong của cột sống, bất động kéo dài và một số thuốc có thể làm giảm khả năng thở, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính.
- Biến chứng dẫn đến loãng xương. Do không hoạt động và vận động kéo dài thường đi kèm với mất mật độ xương và loãng xương ở cả nam giới và phụ nữ.
Chăm sóc người mắc bệnh sốt bại liệt như thế nào?
Chăm sóc loét do tì đè
- Loét do tì đè là một tình trạng thường gặp ở những bệnh nhân bị liệt, do kém dinh dưỡng ở một hoặc nhiều vùng da nào đó của cơ thể. Bên cạnh đó, sức nặng của cơ thể đè lên vùng da, cơ khiến cho mạch máu khó lưu thông hoặc không đến được, gây thiếu dinh dưỡng, trong khi đó máu tĩnh mạch ứ lại gây sung huyết, bung ra và gây loét.
- Loét thường gặp ở những vị trí xương lồi lên mà không có cơ bao bọc hoặc có nhưng quá ít như vùng da xương chẩm, vùng xương cùng, vùng da khuỷu tay, xương bả vai, gót chân,…
- Dấu hiệu của loét như:
- Vùng da ở chỗ tì đè đỏ
- Sung huyết
- Người bệnh cảm thấy đau
- Nốt phồng lên như bỏng, khi nốt phồng bị vỡ ra sẽ thấy vùng da tại đó có màu đỏ, xanh nhạt rồi đen lại,…
- Luôn giữ cho da người bệnh luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Hằng ngày xoa bóp cho bệnh nhân ít nhất 3-4 lần, đặc biệt là những vùng da dễ bị loét.
- Nếu vùng da bị phồng, cố gắng giữ cho nốt phồng không vỡ ra đề phòng nhiễm trùng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân sau một khoảng thời gian, tốt nhất là 30 phút một lần lăn trở và đặt tư thế người bệnh thoải mái nhất có thể.
Chế độ dinh dưỡng
- Bổ sung các chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất giúp cho người bệnh khỏe mạnh và giảm nguy cơ loét.
- Hạn chế tình trạng béo phì hoặc bị thiếu chất ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng hồi phục.
Chăm sóc thể chất và tinh thần
- Cần vận động để phòng ngừa cứng khớp. Một số động tác vận động nhẹ nhàng như tập co duỗi chân, tay, vận động các ngón tay,… nhằm giúp các cơ khớp bệnh nhân linh hoạt hơn.
- Động viên tinh thần người bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Người bệnh bị liệt, nằm một chỗ thường rất hay bi quan, buồn bã và muốn bỏ cuộc do mất đi các chức năng sống cơ bản. Do vậy, cần tác động tư tưởng, giúp bệnh nhân luôn cảm thấy lạc quan, yêu đời,… tinh thần thoải mái sẽ góp phần quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
- Cần phải kiên trì để tránh tình trạng mất tinh thần ở cả người chăm sóc và người bệnh.
Kết Luận
Sốt bại liệt là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc người bệnh là vô cùng quan trọng để giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Dù cho bệnh có thể gây ra những hậu quả lâu dài, nhưng với sự chăm sóc y tế đúng cách và hỗ trợ tâm lý từ gia đình và xã hội, người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể.