Bướu giáp nhân - sự bất thường của tuyến giáp
Bướu giáp nhân là thuật ngữ chỉ sự bất thường của những tế bào tuyến giáp. Tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp nhân ngày một gia tăng và đặc biệt thường gặp ở nữ giới. Để hiểu rõ hơn về bướu giáp nhân và những điều cần biết, mời bạn tham khảo bài viết bên dưới.
Bướu giáp nhân là gì?
Tuyến giáp là một bộ phận của hệ thống nội tiết của cơ thể, có hình dạng tương tự một con bướm nằm ở dưới sụn và mặt trước cổ. Tuyến giáp có cấu tạo gồm hai thuỳ trái và phải, liên kết với nhau thông qua eo giáp. Với nhiệm vụ quan trọng là sản xuất hormone, tuyến giáp góp phần hỗ trợ kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể và một số chức năng khác như tiêu hoá, tuần hoàn, tim mạch…
Bướu giáp nhân hay còn được biết đến với tên gọi là nhân tuyến giáp, là tình trạng các tế bào tuyến giáp phát triển một cách bất thường, hình thành nên một hoặc nhiều nốt nhân trong giáp.
Tuỳ vào tình trạng của mỗi người mà nhân giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Đa số các bướu giáp nhân không gây ra triệu chứng và thường được phát hiện khi tình cờ siêu âm cổ vì một lý do khác.
Loại bướu giáp nhân
- Nhân keo: Là tình trạng các mô tuyến giáp phát triển quá mức, tuy nhiên tình trạng tăng trưởng này là lành tính, mặc dù vẫn có thể phát triển lớn hơn nhưng sẽ không xâm lấn ra những tế bào khác.
- U nang tuyến giáp: Sự hình thành tổ chức nang, bên trong có thể chứa dịch hoặc dịch lẫn với các tổ chức đặc của tuyến giáp.
- Các nốt viêm: Tình trạng viêm mạn tính kéo dài, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đau hoặc không đau.
- Bướu cổ đa nhân: Các tế bào tuyến giáp phát triển tạo thành nhiều nốt và phần lớn các trường hợp này là lành tính.
- Cường giáp: Tuyến giáp phát triển một cách bất thường khiến cho lượng hormone được sản xuất nhiều hơn so với bình thường. Tình trạng này gây ra nhiều ảnh hưởng đến cơ thể như tim đập nhanh hoặc ngừng đập đột ngột, tăng huyết áp, loãng xương…
- Ung thư tuyến giáp: Tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến giáp chiếm khoảng 5% trong tổng số trường hợp bướu giáp nhân.
Nguyên nhân hình thành bướu giáp nhân
Bướu giáp nhân là một trong những bệnh lý phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể như:
- Mô tuyến giáp phát triển quá mức, không kiểm soát so với bình thường tạo nên các khối u bên trong tuyến giáp.
- U nang tuyến giáp: Là tình trạng có một lượng chất lỏng nằm ở bên trong tuyến giáp.
- Nhân giáp viêm tuyến giáp mạn tính
- Bướu giáp đa nhân
- Thiếu hụt iod
Dấu hiệu nhận biết bướu tuyến giáp
Các bệnh bướu giáp thường không dễ phát hiện, chỉ phát hiện khi nhân giáp đã phát triển đến kích thước lớn, gây ra cảm giác khó chịu. Khi nhân giáp mới hình thành có kích thước rất nhỏ, hoàn toàn rất khó để phát hiện. Khi các nhân này dần phát triển sẽ gây ra một số triệu chứng có thể nhận biết được.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở người bệnh bướu giáp nhân:
- Cảm giác lợm cộm như có gì bên trong tuyến giáp.
- Cảm thấy khó nuốt khi ăn và thỉnh thoảng cảm thấy khó thở do nhân tuyến giáp phát triển gây ra sự chèn ép lên thực quản và khí quản.
- Một số trường hợp có thể quan sát thấy bướu tuyến giáp ở bên trong cổ, vị trí bướu thường xuất hiện nhất đó là vùng trước cổ.
- Cơ thể mệt mỏi, đi nặng nhiều, khả năng chịu nhiệt kém, tăng tiết mồ hôi.
Khi nhân giáp phát triển lớn hơn, gây ra những triệu chứng cụ thể có thể quan sát được bằng mắt.
Ở một số trường hợp, khi tuyến giáp phát triển khiến cho hàm lượng hormone thyroxine tăng quá cao, gây ra một số triệu chứng như giảm cân đột ngột, cơ thể thường tiết nhiều mồ hôi, tay run, lo lắng, nhịp tim không ổn định, ở phụ nữ có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều…
Biến chứng của bệnh bướu giáp nhân
Không ít người lo lắng, liệu bướu tuyến giáp có phát triển thành ung thư được không? Thực tế, không phải nhân giáp nào cũng gây ra ung thư, tuy nhiên nó vẫn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như:
- Sự chèn ép các bộ phận bên trong cổ như khí quản, thực quản, gây ra cảm giác khó khăn khi nuốt hoặc khó hít thở.
- Cường giáp: Xuất hiện khi nhân tuyến giáp tăng sinh và sản xuất ra một lượng lớn hormone tuyến giáp.
- Tim loạn nhịp hoặc nhiễm độc giáp cấp.
- Thiếu hormone tuyến giáp sau phẫu thuật.
Phương pháp chẩn đoán bướu giáp nhân
Phương pháp chẩn đoán bướu giáp nhân gồm:
- Siêu âm tuyến giáp: Phương pháp xét nghiệm hình ảnh dựa trên tần số sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh thực của tuyến giáp nằm bên trong.
- Sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ: Phương pháp sinh thiết nhân giáp bằng kim nhỏ có vai trò quan trọng và được công nhận sử dụng rộng rãi. Bác sĩ sẽ dùng kim nhỏ chọc vào tuyến giáp để lấy mẫu dịch hoặc tế bào để xét nghiệm.
Tuy bướu giáp nhân là một bệnh lý phổ biến, nhưng vẫn cần đưa ra biện pháp phòng ngừa, như bổ sung iod trong chế độ ăn uống hàng ngày và thực hiện kiểm tra định kỳ để phát hiện sớm và điều trị tại giai đoạn ban đầu.
Câu hỏi thường gặp về bướu giáp nhân:
- Bướu giáp nhân là gì?
Bướu giáp nhân là thuật ngữ chỉ sự bất thường của những tế bào tuyến giáp, hình thành nên một hoặc nhiều nốt nhân trong giáp. - Bướu giáp nhân có chữa khỏi được không?
Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Đa số các bướu giáp nhân lành tính và có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, ung thư tuyến giáp có thể phát triển từ bướu giáp nhân và yêu cầu điều trị chiến lược khác. - Làm thế nào để phát hiện sớm bướu giáp nhân?
Phương pháp phát hiện sớm thông thường là thông qua siêu âm tuyến giáp hoặc khám cơ bản của bác sĩ. Kiểm tra chức năng tuyến giáp bằng cách kiểm tra huyết thanh cho các mức hormone tuyến giáp cũng có thể giúp phát hiện những dấu hiệu sớm của bướu giáp nhân. - Nguyên nhân hình thành bướu giáp nhân là gì?
Bướu giáp nhân xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm mô tuyến giáp phát triển quá mức, u nang tuyến giáp, nhân giáp viêm tuyến giáp mạn tính, bướu giáp đa nhân và thiếu hụt iod. - Điều trị bướu giáp nhân như thế nào?
Phương pháp điều trị bướu giáp nhân phụ thuộc vào loại bướu và tình trạng của người bệnh. Điều trị có thể bao gồm việc sử dụng thuốc, phẫu thuật hoặc điều trị bằng ánh sáng (laser).
Nguồn: Tổng hợp