Bổ sung cá trong thai kỳ: các loại cá nên và không nên ăn
Bổ sung cá trong thai kỳ sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, không phải loại cá nào mẹ cũng có thể ăn được. Bài viết này sẽ giúp mẹ bầu biết đâu là các loại cá không nên ăn và nên ăn để có một thai kỳ khỏe mạnh và con thông minh.
Phụ nữ mang thai có nên ăn cá không?
Đó là câu hỏi mà đa số mẹ bầu đều quan tâm. Một thực phẩm dồi dào dinh dưỡng được các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu cần bổ sung trong thai kỳ là cá. Điều quan trọng là lựa chọn loại cá cẩn thận và chế biến kỹ càng để đảm bảo cơ thể cả hai mẹ con hấp thụ được tối đa dinh dưỡng.
“…Hàm lượng chất béo bão hòa trong cá thấp và các chất dinh dưỡng khác như chất đạm và vitamin D lại cao. Axit béo omega-3 trong cá rất quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi…”
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, Thai phụ nên thêm cá vào chế độ ăn hàng ngày để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Theo Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú nên ăn từ 226 đến 340g cá mỗi tuần để nhận được các lợi ích về sức khỏe, như:
- Lượng protein giàu có trong cá hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, tạo ra tế bào xương, tóc, da và cơ bắp của thai nhi.
- DHA có công dụng thúc đẩy não bộ phát triển, tăng trí nhớ cho bé, nhất là thai nhi 3 tháng cuối thai kỳ.
- Ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm ở mẹ trong và sau khi sinh em bé.
- Giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu, tốt cho hệ tim mạch của mẹ.
- Giảm thiểu nguy cơ sinh non.
“…Nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn cá. Nguyên nhân là do một số loại cá bị nhiễm độc thủy ngân. Chất này được tìm thấy trong nước và không khí, thải ra sông, hồ khiến cá bị ô nhiễm nặng…”
Tuy nhiên, cần chú ý rằng không phải loại cá nào cũng tốt cho thai kỳ. Một số loại cá bị nhiễm độc thủy ngân có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi. Việc chọn lựa cẩn thận các loại cá bà bầu không nên ăn sẽ giúp đảm bảo sức khỏe hai mẹ con.
Các loại cá bà bầu không nên ăn
Dưới đây là một số loại cá được chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn để tránh bị nhiễm độc thủy ngân gây hại cho thai nhi:
- Cá thu: Trong thịt cá thu có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể khiến em bé trong bụng bị ảnh hưởng.
- Cá ngừ: Cá ngừ có thủy ngân cao và có thể gây nhiễm độc cho mẹ bầu. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá ngừ lành tính như cá vây vàng, vây dài, vây xanh mà mẹ có thể ăn 170g mỗi tuần.
- Cá nóc: Loài cá này không chỉ nguy hiểm với bà bầu mà còn nguy hiểm với tất cả mọi người. Nọc độc tetrodotoxin trong buồng trứng và độc hepatoxin ở gan cá nóc rất nguy hiểm.
- Cá kiếm, cá thu vua, cá mập: Các loại cá này có nồng độ thủy ngân cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và não bộ của thai nhi.
- Các loại cá khô, cá đóng hộp: Vi khuẩn có hại có thể xâm nhập vào cơ thể nếu mẹ bầu tiêu thụ thực phẩm này.
Nếu vô tình ăn phải cá có chứa thủy ngân, mẹ đừng quá hoảng sợ. Trước tiên, hãy ngừng ăn ngay lập tức và đi đến bệnh viện thăm khám. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có tác dụng loại bỏ kim loại khỏi cơ quan và giảm thiểu tác dụng của chúng.
Các loại cá bà bầu nên ăn
Để sức khỏe thai kỳ được ổn định và thai nhi phát triển vượt trội, hãy chọn các loại cá nhiều protein, giàu DHA, khoáng chất và ít thủy ngân như:
- Cá lóc (cá quả): Loại cá này rất tốt cho quá trình chuyển dạ của mẹ bầu, giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa để bé bú. Chứa nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, protid, lipid, sắt và một số chất khác.
- Cá hồi: Cung cấp vitamin nhóm B, vitamin D, DHA, selen, niacin, phốt pho, i ốt và sắt rất tốt cho cơ thể. Mẹ bầu nên ăn khoảng 360g cá hồi mỗi tuần.
- Cá diêu hồng: Loại cá nước ngọt này khá thơm ngon, ít tanh, thịt dày, thích hợp cho thai phụ. Cá diêu hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin D, chất đạm, i ốt, phốt pho và ít chất béo.
- Cá chép: Thịt cá chép chứa nhiều axit folic, axit béo omega-3, glycine, axit glutamic, canxi, arginine… Ăn cá chép giúp bà bầu, đặc biệt là những mẹ bị động tiêu hóa tốt.
Cách chế biến cá để giảm nguy cơ nhiễm độc
Để giảm nguy cơ nhiễm độc từ cá, hãy thực hiện một số bí quyết chế biến đúng cách:
- Nấu chín kỹ tất cả các loại hải sản như cá, tôm và hàu để loại bỏ hết độc tố.
- Những động vật có vỏ như hàu, nghêu, hến và trai cần nấu cho đến khi vỏ mở ra mới chín. Không ăn trong trường hợp vỏ không mở.
- Chọn mua thực phẩm tươi mới.
- Sơ chế hải sản sạch sẽ rồi bảo quản trong tủ lạnh nếu không ăn ngay.
- Không ăn cá sống, cá chín tái vì nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
- Ăn đúng liều lượng cá được khuyến nghị, không ăn quá nhiều.
- Nếu không chắc chắn về sức khỏe của cơ thể, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để kiểm tra xem loại cá đó có phù hợp hay không.
Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp thai phụ luôn khỏe mạnh và em bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ biết đâu là các loại cá bà bầu không nên ăn và nên ăn để nhận được các lợi ích thiết thực. Hãy chế biến cá cẩn thận để tránh những tác hại không mong muốn.
Câu hỏi thường gặp (FAQs)
1. Nên ăn bao nhiêu cá trong thai kỳ?
Theo Cục Quản Lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú nên ăn từ 226 đến 340g cá mỗi tuần.
2. Cá ngừ có thể ăn trong thai kỳ không?
Cá ngừ có thủy ngân cao và có thể gây nhiễm độc cho mẹ bầu. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá ngừ lành tính như cá vây vàng, vây dài, vây xanh mà mẹ có thể ăn.
3. Loại cá nào không nên ăn trong thai kỳ?
Các loại cá không nên ăn trong thai kỳ bao gồm cá thu, cá nóc, cá kiếm, cá thu vua và cá mập.
4. Cách chế biến cá để giảm nguy cơ nhiễm độc như thế nào?
Để giảm nguy cơ nhiễm độc từ cá, bạn nên nấu chín kỹ tất cả các loại hải sản như cá, tôm và hàu để loại bỏ hết độc tố. Đồng thời, hạn chế ăn cá sống, cá chín tái và chọn mua thực phẩm tươi mới.
5. Cá lóc có tốt cho thai kỳ không?
Cá lóc (cá quả) rất tốt cho thai kỳ. Loại cá này cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như phốt pho, canxi, protid, lipid, sắt và nhiều chất khác.
Nguồn: Tổng hợp
