Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là gì? Những điều cần biết về viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan. Đây là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra trong ổ bụng. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này qua bài viết sau.
Tổng quan chung
Viêm phúc mạc là tình trạng viêm nhiễm lớp phúc mạc – màng treo và màng bụng bao bọc các tạng trong ổ bụng. Nguyên nhân thường do nhiễm vi khuẩn và dựa cơ chế lây nhiễm, viêm phúc mạc được phân loại là viêm phúc mạc nguyên phát hoặc viêm phúc mạc thứ phát.
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là tình trạng nhiễm trùng dịch cổ trướng không phải do tình trạng viêm nhiễm hoặc bệnh lý ngoại khoa đang diễn ra tại ổ bụng. Đây là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở bệnh nhân xơ gan và phổ biến nhất ở bệnh nhân mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Sự có mặt của nhiễm trùng được thể hiện bằng kết quả cấy vi khuẩn dịch cổ trướng và tăng số lượng bạch cầu đa nhân trong dịch cổ trướng.
Triệu chứng viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
- Đau bụng: Đau thường xuất hiện đột ngột và có thể lan ra toàn bộ bụng.
- Sốt: Sốt cao kèm theo ớn lạnh là dấu hiệu thường gặp.
- Bụng căng cứng: Phúc mạc bị viêm sẽ làm cho bụng căng và cứng.
- Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn mửa, hoặc tiêu chảy.
- Khó thở: Ở một số trường hợp, khó thở cũng có thể xảy ra do bụng bị căng phồng.
Các triệu chứng thường không rầm rộ thậm chí còn không có biểu hiện. Do đó, để chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, người bệnh cần được làm xét nghiệm đếm số lượng tế bào và nuôi cấy dịch cổ trướng. Xét nghiệm dịch cổ trướng bằng que thử Esterase bạch cầu (dùng que thử nước tiểu). Đây là phương pháp giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát. Que thử có độ nhạy cảm cao không chỉ giúp phát hiện chính xác bệnh mà còn giúp loại trừ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát.
Nguyên nhân viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
Nguyên nhân chính của SBP thường liên quan đến sự xâm nhập của vi khuẩn từ máu vào phúc mạc, đặc biệt ở những bệnh nhân có sự tích tụ dịch trong khoang bụng (cổ trướng) do xơ gan hoặc bệnh thận mạn tính. Các vi khuẩn thường gặp bao gồm Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, và một số loại cầu khuẩn gram dương như Streptococcus.
Để biết chính xác nguyên nhân gây viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát, người bệnh cần được khám và làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đối tượng có nguy cơ mắc viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
- Trẻ em dưới 10 tuổi, người già trên 60 tuổi
- Người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch
- Mắc bệnh nội khoa như: Xơ gan cổ trướng, hội chứng thận hư, lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, thiếu máu.
- Trường hợp trẻ em sau cắt lách.
- Người bệnh suy dinh dưỡng, điều kiện dinh dưỡng kém.
- Bệnh nhân có nồng độ protein trong dịch cổ trướng
- Bệnh nhân xơ gan, xuất huyết tiêu hóa. Dự phòng bằng kháng sinh đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ tử vong.
- Bệnh nhân đã từng có một hoặc nhiều đợt viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát.
Chẩn đoán viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát
Thông thường, để chẩn đoán cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành chọc dò dịch cổ trướng .
Chẩn đoán lâm sàng của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát có thể hơi khó khăn vì chẩn đoán đòi hỏi chỉ số nghi ngờ cao và sử dụng rộng rãi chọc dịch cổ trướng chẩn đoán, bao gồm cả nuôi cấy.
Chuyển dịch cổ trướng sang môi trường nuôi cấy máu trước thời kỳ ủ bệnh làm tăng độ nhạy của nuôi cấy lên gần 70%. Số lượng bạch cầu đa nhân trung tính (PMN) > 250 tế bào/mcL (0,25 x 109/L) là chẩn đoán của viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát . Số lượng PMN là tổng số tế bào bạch cầu trong cổ trướng tính theo phần trăm bạch cầu trung tính. Nuôi cấy máu cũng được chỉ định. Bởi vì viêm phúc mạc tiên phát thường là hậu quả của một sinh vật đơn lẻ, việc tìm thấy các hệ sinh vật chí khi nuôi cấy gợi ý có thủng tạng hoặc mẫu bị tạp nhiễm.
Phòng ngừa bệnh
- Tuân thủ theo những hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Có lối sống tích cực, tinh thần lạc quan và hạn chế sự căng thẳng.
- Đến gặp bác sĩ ngay khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị bệnh.
- Khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ theo dõi tình trạng và diễn tiến của bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp tiếp theo nếu chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bệnh nhân cần có tâm lý lạc quan. Tâm lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, hãy tâm sự với những người đáng tin cậy, chia sẻ lo lắng của mình với những thành viên trong gia đình, chăm sóc thú cưng hay đơn giản là xem phim, đọc sách, hoặc làm bất cứ điều gì khiến bạn thấy thoải mái.
Điều trị như thế nào?
Chỉ định điều trị trong viêm phúc mạc tiên phát khi bệnh nhân có sốt trên 37,8°C, số lượng bạch cầu đa nhân trung tính trong dịch cổ trướng từ trên 250 tế bào/μL và có các dấu hiệu thay đổi tri giác.
Kháng sinh được chọn là kháng sinh phổ rộng cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxime, ceftriaxone.
Bệnh nhân bị sepsis, có tiền sử điều trị dự phòng bằng fluoroquinolone, viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát mắc phải tại bệnh viện, có tiền sử nhiễm các vi khuẩn kháng thuốc… có thể cần phải sử dụng các kháng kinh nghiệm có phổ bao phủ được các vi khuẩn kháng thuốc.
Thuốc kháng sinh làm tăng cơ hội sống sót. Vì viêm phúc mạc tiên phát tái phát trong vòng một năm lên tới 70% bệnh nhân, nên cần chỉ định kháng sinh dự phòng; quinolones (ví dụ, norfloxacin 400 mg uống 1 lần/ngày) được sử dụng rộng rãi nhất.
Kết luận
Viêm phúc mạc nhiễm khuẩn tiên phát là một bệnh lý nguy hiểm, nhưng với sự hiểu biết đúng đắn và điều trị kịp thời, nguy cơ biến chứng và tử vong có thể được giảm thiểu. Điều quan trọng là bệnh nhân xơ gan, bệnh thận mạn tính, và những người có yếu tố rủi ro cao cần được theo dõi chặt chẽ và quản lý y tế cẩn thận. Sử dụng kháng sinh dự phòng và duy trì vệ sinh tốt là những biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa SBP. Hãy luôn lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự tư vấn y tế ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.