Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
U màng ống nội tủy là gì? Những điều cần biết về u màng ống nội tủy
U tủy sống được đánh giá là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể chèn ép vào tủy sống gây liệt và tử vong nhanh chóng. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
U màng ống nội tủy bắt nguồn từ các tế bào lợp màng ống nội tủy (ống trung tâm) của tủy sống. Đây là một loại u nội tủy nguyên phát hay gặp nhất ở tuỷ sống. Các u màng ống nội tủy (ở trên não thì được gọi là u màng não thất) là các khối u nguyên phát hiếm gặp của hệ thần kinh trung ương thường đối tượng hay gặp nhất ở trẻ em và người trẻ.
U màng ống nội tuỷ được bắt nguồn từ các tế bào gốc thần kinh đệm hình tia (radial glial stem cell). Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2007 về các khối u hệ thần kinh trung ương, các u màng ống nội tủy gồm các loại sau:
- Bậc I (u nhú nhầy màng ống nội tủy, u dưới màng ống nội tủy),
- Bậc II (u màng ống nội tủy),
- Bậc III (u màng ống nội tủy không biệt hóa).
Phần lớn các u màng ống nội tủy là các u màng ống nội tủy bậc II (70%), tiếp theo là các u nhú nhầy màng ống nội tủy (bậc I) (28%) và các u màng ống nội tủy không biệt hóa (bậc III) (2%).
Các đặc trưng mô học kinh điển của u màng ống nội tủy bậc II hoặc bậc III là hình ảnh giả hoa hồng quanh mạch. Trong đó các tế bào u sắp xếp xung quanh các mạch máu theo hình bánh xe nan hoa với một vùng không nhân quanh mạch, và các hình hoa hồng màng ống nội tủy thực sự, trong đó các tế bào u xếp quanh một hốc trung tâm.
Các u màng ống nội tủy bậc II hoặc bậc III có giới hạn rõ khi so sánh với các u thần kinh đệm lan tỏa và thường không thâm nhiễm vào mô tủy sống bình thường. Các nghiên cứu di truyền về u màng ống nội tủy phát hiện thấy các đột biến NF2, mất nhiễm sắc thể 10q hoặc 22q, lặp nhiễm sắc thể 18, nồng độ cao của homeobox B5 (HOXB5), phospholipase A2 nhóm 5 (PLA2G5) và biểu lộ chuỗi nặng 2 (TIH2) chất ức chế inter-α-trypsin.
Triệu chứng
Các triệu chứng của u màng ống nội tủy khác nhau tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối u và độ tuổi của bạn. Ở trẻ sơ sinh, u màng ống nội tủy có thể gây ra:
- Đầu lớn bất thường.
- Cáu gắt.
- Khó ngủ.
- Nôn mửa.
Ở trẻ lớn hơn và người lớn, u màng ống nội tủy có thể gây ra:
- Đau lưng hoặc cổ.
- Vấn đề về thăng bằng.
- Nhìn mờ.
- Khó tiểu.
- Chóng mặt.
- Đau đầu.
- Yếu cơ.
- Tê ở tay hoặc chân.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Co giật.
Nguyên nhân
Hiện chưa biết nguyên nhân gây ra u màng ống nội tủy. Nhìn chung, u màng ống nội tủy phát triển khi các gen cụ thể thay đổi (đột biến). Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những người bị u sợi thần kinh loại 2 (NF2) có khả năng phát triển u màng não tủy cao hơn.
Đối tượng nguy cơ
U màng ống nội tủy thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Đây là loại u não phổ biến thứ sáu ở trẻ em.
Chẩn đoán
Các xét nghiệm và thủ tục được sử dụng để chẩn đoán u màng não tủy bao gồm:
- Khám thần kinh: Trong quá trình khám thần kinh, chuyên gia y tế sẽ kiểm tra thị lực, thính lực, thăng bằng, phối hợp, sức mạnh và phản xạ. Các vấn đề ở một hoặc nhiều khu vực này có thể cung cấp manh mối về phần não hoặc tủy sống có thể bị ảnh hưởng bởi khối u.
- Xét nghiệm hình ảnh: Xét nghiệm hình ảnh tạo ra các bức tranh của cơ thể. Chúng có thể cho thấy vị trí và kích thước của u màng não tủy. MRI thường được sử dụng để chẩn đoán u não. Nó có thể được sử dụng cùng với các hình ảnh MRI chuyên biệt, chẳng hạn như chụp mạch cộng hưởng từ. Vì u màng não tủy có thể xảy ra trong não và tủy sống, các xét nghiệm hình ảnh có thể được sử dụng để tạo ra các bức tranh của cả hai khu vực.
- Xét nghiệm dịch não tủy: Gọi là chọc dò thắt lưng hoặc chọc ống sống, quy trình này bao gồm việc chèn kim vào giữa hai xương ở phần dưới cột sống. Kim sẽ rút dịch ra từ xung quanh tủy sống. Dịch này được xét nghiệm để tìm các tế bào khối u.
Dựa trên kết quả xét nghiệm, chuyên gia y tế có thể nghi ngờ u màng não tủy và đề nghị phẫu thuật để loại bỏ khối u. Sau khi được loại bỏ, các tế bào khối u sẽ được xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác nhận chẩn đoán.
Phòng ngừa bệnh
Chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả do chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, một số nghiên cứu là do đột biến gen nên để ngăn chặn tiến triển của u màng nội ống tủy thì bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám sớm nếu có triệu chứng hoặc nghi ngờ.
Điều trị như thế nào?
- Trong một nghiên cứu của Quỹ Mạng lưới Cộng tác Nghiên cứu U màng ống nội tủy (CERN) đa số người bệnh bị u tủy sống đều phải tiến hành phẫu thuật để giải quyết khối u và giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, bởi các loại u tân sinh có sự phát triển không ngừng và ngày càng to ra, chèn ép nhiều vào tủy và hệ thống thần kinh. Phẫu thuật cắt bỏ tối đa và xạ trị là phương pháp điều trị chủ yếu.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng: Cắt bỏ gần toàn bộ khối u giúp làm giảm tỷ lệ tái phát tại chỗ và kéo dài thời gian sống hơn nhóm cắt một phần khối u.
- Đối với những trường hợp di căn nên khả năng hồi phục của người bệnh sẽ kém và thời gian sống còn lại không dài. Do vậy, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ phải cân nhắc có nên mổ không. Nếu thấy phẫu thuật không có lợi thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện hóa trị, xạ trị.
- Xạ trị não tủy được chỉ định khi có các dấu hiệu u lan tỏa. Đồng thời những bệnh nhân này thường được điều trị bảo tồn sau phẫu thuật.
Hi vọng với những chia sẻ ở bài viết trên giúp các bạn hiểu hơn về u màng ống nội tủy, nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.