Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Nang niệu quản là gì? Những điều cần biết về nang niệu quản
Nang niệu quản nếu không được phát hiện và điều trị về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng trên thận và hệ niệu như nhiễm trùng tiết niệu tái phát, sỏi niệu quản, sẹo xơ thận dẫn đến suy giảm chức năng thận.Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Nang niệu quản qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Nang niệu quản hay Sa lồi niệu quản (Ureterocele) là tình trạng giãn đoạn niệu quản cuối thành nang giả lồi vào trong lòng bàng quang. Có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng gặp nhiều ở trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp thường có kết hợp với bất thường bẩm sinh khác (Thận – niệu quản đôi, giãn đài bể thận niệu quản…)
Triệu chứng
Bệnh thường ít các triệu chứng lâm sàng, đa số biểu hiện bệnh là biểu hiện của các biến chứng.
Ở trẻ em các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như::
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Trẻ sốt cao, tiểu đục, có thể tiểu máu, tiểu ít. Trẻ em bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái diễn dẫn tới chậm phát triển cơ thể.
- Rối loạn tiểu tiện: Đái khó trẻ khi đi tiểu thường quấy khóc tiểu xong thì hết, tiểu
Ở người lớn các triệu chứng lâm sàng có thể gặp như:
- Sỏi niệu quản: Đau vùng thắt lưng âm ỉ, có lúc đau tăng lên thành cơn như cơn đau quặn thận, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu, đái ra sỏi…
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Biểu hiện dưới dạng viêm bàng quang cấp tính hoặc bán cấp, viêm bàng quang tái phát nhiều lần, bệnh nhân có rối loạn tiểu tiện như tiểu khó rất thường gặp có thể gây ra bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu, nước tiểu đục. Viêm bàng quang không điều trị gây viêm thận bể thận ngược dòng bệnh nhân xuất hiện sốt cao rét run, tiểu đục, tiểu ra máu, tiểu ra mủ.
Nguyên nhân
Đối với trẻ nhỏ: Nguyên nhân gây ra thường do dị tật bẩm sinh, sa lồi niệu quản chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ và gặp ở trẻ nữ nhiều hơn trẻ nam. Trường hợp ở trẻ nhỏ thường kèm theo thận niệu quản đôi, có thể gặp ở cả hai bên trái phải.
Đối với người lớn: Bệnh sa lồi niệu quản thường do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt hình thành.
Đối tượng nguy cơ
Bệnh có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi già, nhưng bệnh gặp nhiều ở trẻ em. Bệnh gặp ở bé gái nhiều hơn trai và thường hay gặp trên những niệu quản phụ của những bệnh nhân mang bệnh lý thận-niệu quản đôi bẩm sinh.
Chẩn đoán
Túi sa niệu quản bẩm sinh có thể được chẩn đoán trước sinh nhờ các siêu âm thai, sàng lọc dị tật.
Nếu không được phát hiện khi sàng lọc trước sinh, thì việc chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng kết hợp với các dấu hiệu cận lâm sàng như:
- Siêu âm bụng tổng quát: Là kỹ thuật đơn giản, hàng đầu trong chẩn đoán tình trạng sa lồi niệu quản. Siêu âm có thể phát hiện được túi sa niệu quản vị trí, kích thước và các bất thường khác như thận niệu quản đôi, ứ nước thận gây giãn đài bể thận, sỏi đường tiết niệu…
- Chụp UIV (niệu đồ tĩnh mạch): Là phương pháp giúp chẩn đoán và đánh giá tình trạng mức độ của bệnh, đánh giá chức năng thận.
Ngoài ra các phương pháp chẩn đoán khác được sử dụng để đánh giá mức độ và phục vụ việc điều trị: chụp CT dựng hình hệ tiết niệu, chụp bàng quang ngược dòng…
Phòng ngừa bệnh
Đây là một trường hợp hiếm gặp, khó chẩn đoán trên lâm sàng. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Vì thế nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm để tầm soát sức khỏe và nếu phát hiện bất thường thì có thể can thiệp sớm tại những cơ sở y tế uy tín trong cả nước.
Mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên, siêu âm thai để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
Điều trị như thế nào?
Việc lựa chọn phương pháp tiếp cận phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng lâm sàng của bệnh nhân, tuổi, chức năng thận cùng bên, có hay không biến chứng trào ngược hoặc tắc nghẽn. Các chỉ định điều trị được đưa ra dựa trên tình trạng lâm sàng và các yếu tố khách quan của bệnh nhân, nhằm bảo tồn chức năng thận và giảm thiểu các biến chứng.
- Khi túi sa lồi kích thước nhỏ, chưa ảnh hưởng đến chức năng thận và chất lượng cuộc sống, chỉ cần theo dõi.
- Cắt túi sa lồi niệu quản bằng phẫu thuật nội soi ngược dòng.
- Mổ mở khi cần cắm lại niệu quản vào bàng quang tránh dòng trào ngược của nước tiểu từ bàng quang – niệu quản hoặc niệu quản cắm lạc chỗ.
Nang niệu quản là một dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân, và các phương pháp điều trị sẽ giúp cha mẹ và người chăm sóc có biện pháp phòng ngừa và quản lý bệnh hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chăm sóc sức khỏe của trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm và kiến thức đầy đủ từ cha mẹ và người chăm sóc.