Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì? Những điều cần biết về lupus ban đỏ dạng đĩa
Lupus ban đỏ dạng đĩa là một trong những bệnh tự miễn phổ biến, xuất hiện ở mọi nhóm tuổi, nhất là phụ nữ từ 40 trở lên. Bệnh có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu lupus ban đỏ dạng đĩa qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Lupus ban đỏ dạng đĩa (Discoid Lupus Erythematosus – DLE) là dạng lupus da mạn tính phổ biến nhất với những điểm đặc trưng như: các mảng vảy hình đĩa dai dẳng trên da đầu, mặt và tai, có thể gây ra các thay đổi sắc tố, sẹo và rụng tóc…
Những bệnh nhân có thể kèm theo hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng và có khuynh hướng bị teo thứ phát. Bệnh nhân bị lupus ban đỏ hình đĩa có thể có thể biểu hiện triệu chứng toàn thân khác của lupus ban đỏ hệ thống trong khoảng 20% bệnh nhân. Các dạng lupus ban đỏ mạn tính ở da khác ít phổ biến hơn bao gồm: Lupus dạng đĩa ở miệng, trên lòng bàn tay và/hoặc lòng bàn chân, lupus ban đỏ phì đại, lupus ban đỏ dạng khối u.
Triệu chứng
- Dấu hiệu đặc trưng nhất là nhiều vết loét, phát ban màu đỏ, tím có vảy hình hình thành trên bề mặt da. Đặc biệt, chúng thường tập trung tại những khu vực da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, trong đó có thể kể đến như vị trí da mặt, cổ hoặc chân, tay,…
- Khu vực da bị lupus ban đỏ dạng đĩa mỏng hơn so với bình thường và rất dễ bị tróc, phồng rộp,…
Một số triệu chứng khác mà người bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa có thể gặp phải là:
- Tóc rụng nhiều
- Móng tay, móng chân giòn và rất dễ gãy
- Nhiều vết sẹo vĩnh viễn
Nguyên nhân
Bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa được phân loại vào nhóm bệnh tự miễn, với nguyên nhân chính xác gây bệnh chưa thực sự được hiểu rõ. Giả thuyết được nhiều chuyên gia đồng tình nhất là sự xuất hiện của các tự kháng thể chống lại các kháng nguyên là các mô da bình thường khỏe mạnh của cơ thể. Những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thường có yếu tố cơ địa bất thường sẵn có, khi gặp các điều kiện bất lợi từ môi trường bên ngoài hoặc một số yếu tố bên trong cơ thể sẽ khởi phát và biểu hiện bệnh.
Một số các yếu tố khởi phát bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thường gặp bao gồm:
- Tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời
- Môi trường sống ô nhiễm
- Suy kiệt, suy giảm hệ miễn dịch
- Căng thẳng tâm lý
- Rối loạn hoạt động của hệ nội tiết trong cơ thể
Đối tượng nguy cơ mắc lupus ban đỏ dạng đĩa
Những đối tượng có yếu tố sau làm tăng nguy cơ khả năng mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa:
- Giới tính là nữ.
- Độ tuổi từ 25 đến 50.
- Chủng tộc là người Mỹ gốc Phi.
- Có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa, bệnh lupus hệ thống, bệnh lupus toàn thân hay bất kỳ một bệnh lý tự miễn nào.
Chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Để chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ dạng đĩa, ngoài những triệu chứng dễ dàng nhận biết, bác sĩ cần thực hiện chỉ định thêm một số phương pháp cận lâm sàng dưới đây:
Xét nghiệm huyết thanh
Bệnh nhân thường sẽ được xét nghiệm máu tại thời điểm chẩn đoán và sau đó để kiểm tra:
- Kháng thể kháng nhân (ANA, ANF; nếu có, chúng thường có hiệu giá thấp)
- Kháng thể kháng hạt nhân có thể chiết xuất (ENA).
- Các kháng thể kháng annexin 1 – đây có thể là một dấu hiệu chẩn đoán
- Kháng thể kháng phospholipid (APLs)
- Kháng thể kháng Sm – một loại protein tìm thấy trong nhân tế bào
- Kháng thể kháng dsDNA – một protein trực tiếp chống lại DNA sợi đôi
- Kháng thể kháng Ro(SSA) và La(SSB) – hai kháng thể thường được tìm thấy cùng nhau.
- Chức năng thận để đánh giá tổn thương thận
- CRP, tốc độ lắng hồng cầu (VS)
- Công thức máu hoàn chỉnh để xác định các bất thường về số lượng tế bào bạch cầu và hồng cầu.
Xét nghiệm nước tiểu
Bên cạnh xét nghiệm máu, các bác sĩ còn có thể chỉ định xét nghiệm nước tiểu để đánh giá ảnh hưởng của bệnh lupus ban đỏ hệ thống đối với thận. Các chỉ số xét nghiệm thường bao gồm:
- Protein (albumin)/creatinin niệu nhằm để ước lượng protein (hoặc albumin) trong nước tiểu.
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để đánh đầu giá tình trạng tiểu đạm, tiểu máu.
Sinh thiết da
Sinh thiết da, thận, màng hoạt dịch khớp cũng là một trong những cách để chẩn đoán và đánh giá tình trạng bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa. Các mô sẽ được lấy ra thông qua tiểu phẫu và kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện các lắng đọng globulin miễn dịch IgM, IgG và bổ thể trong cầu thận để nhận diện dấu hiệu của bệnh
Phòng ngừa bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa
Để có thể kiểm soát tốt bệnh ngoài việc sử dụng thuốc, mà người bệnh còn phải thay đổi lại các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả có thể kiểm soát triệu chứng và hạn chế sự tái phát:
- Không sử dụng rượu bia và thuốc lá.
- Hạn chế sử dụng các loại hóa mỹ phẩm.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ ít kích ứng cho da để hỗ trợ hệ miễn dịch của da.
- Tránh đi ra ngoài khi thời điểm trời nắng gắt.
- Sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài để hạn chế sự tác động của tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời.
- Sử dụng áo khoác, váy chống nắng, mũ, kính, dù để che chắn các vùng da tổn thương.
Điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa như thế nào?
Điều trị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa đang còn gặp nhiều thách thức vì hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu giúp người bệnh khỏe mạnh hoàn toàn. Mục tiêu điều trị chính hiện nay bao gồm: giới hạn những tổn thương cũ không lan rộng hơn, hạn chế việc hình thành sẹo và dự phòng giảm khả năng xuất hiện những tổn thương mới. Một số nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa bao gồm:
- Corticoid: Các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng chống viêm, giới hạn các vùng tổn thương. Tác dụng phụ thường gặp là mỏng da, dày sừng vùng nang lông. Thuốc nhóm corticoid có thể được sử dụng dưới dạng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc tiêm.
- Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này thường được dùng dưới dạng thuốc mỡ bôi tại chỗ giúp ức chế hệ miễn dịch tại chỗ nên hạn chế được các vùng tổn thương da lan rộng. Tác dụng phụ đáng nói của thuốc ức chế calcineurin là tăng nguy cơ mắc ung thư da nếu dùng trong thời gian kéo dài.
- Một số nhóm thuốc khác: Ở một số bệnh nhân không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các nhóm thuốc kể trên, một số loại thuốc khác có tác dụng mạnh hơn có thể được chỉ định như chloroquine, methotrexate, mycophenolate, …
Các thuốc điều trị được liệt kê ở trên đều thuộc nhóm thuốc cần được kê toa và sử dụng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không được tự ý điều trị để tránh các biến chứng không đáng có.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh Lupus ban đỏ dạng đĩa. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.