Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Liệt dây thần kinh số 4 là gì? Những điều cần biết về liệt dây thần kinh số 4
Dây thần kinh số 4 có nhiều chức năng quan trọng. Khi bị liệt dây thần kinh số 4 sẽ dẫn đến tình trạng yếu cơ chéo trên, gây liệt vận nhãn theo trục ngang, chủ yếu là động tác liếc trong. Vậy liệt dây thần kinh số 4 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Chúng ta cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Dây thần kinh số 4 hay có tên gọi khác là dây thần kinh ròng rọc. Dây thần kinh này đi vòng qua vị trí cuống đại não phía trước, rồi đi vào thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, xuyên qua khe ổ mắt trên vào vùng ổ mắt. Dây thần kinh số 4 có chức năng thực hiện cử động di chuyển mắt xuống dưới và ra ngoài. Khi dây thần kinh số 4 bị liệt sẽ khiến cho mắt không thể đưa xuống thấp để nhìn được.
Liệt dây thần kinh sọ thứ 4 có thể gây tác động đến chức năng của một hoặc cả hai mắt với đặc điểm là mắt không thể thực hiện việc nhìn vào trong và nhìn xuống phía dưới. Bệnh liệt dây thần kinh số 4 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả nam và nữ có tỷ lệ xấp xỉ nhau.
Triệu chứng
Liệt dây thần kinh số IV hay còn gọi là liệt dây thần kinh ròng rọc là một loại trong liệt vận nhãn, gây hạn chế vận động của nhãn cầu lên trên. Triệu chứng thường gặp nhất để bệnh nhân tới khám đó là:
- Song thị đứng (nhìn đôi) : đặc biệt tăng lên khi nhìn xuống.
- Mắt lác lên trên: do liệt cơ chéo lớn.
- Lác trên tăng lên khi đầu nghiêng về bên tổn thương và giảm đi khi đầu nghiêng về bên đối diện (tư thế bù trừ).
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây tình trạng liệt dây thần kinh số 4 là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Dựa trên thông tin này, chúng ta sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng tới khả năng nhìn.
- Thực tế, dây thần kinh số 4 có thể rơi vào trạng thái liệt vì nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: do gen di truyền, do chấn thương hoặc biến chứng của nhiều bệnh lý,…
- Đối với trẻ sơ sinh, đa phần các trường hợp đều mắc bệnh bẩm sinh. Trong vòng 6 tháng đầu, cha mẹ nên chú ý theo dõi mắt của bé, nếu có những dấu hiệu bất thường, phụ huynh cần cho bé đi kiểm tra kịp thời. Thông thường, triệu chứng bệnh liệt dây thần kinh sọ số 4 bẩm sinh sẽ xuất hiện sớm. Nếu may mắn phát hiện, chữa trị kịp thời, sức khỏe của bé sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh liệt dây thần kinh số 4 có yếu tố di truyền. Trong gia đình bạn từng có người thân mắc bệnh thì những thành viên còn lại nên thận trọng, thường xuyên đi kiểm tra mắt và hoạt động của các dây thần kinh.
- Dây thần kinh số 4 có thể bị liệt sau khi bệnh nhân gặp phải chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu. Tốt nhất, sau khi bị chấn thương sọ não hoặc đầu, nạn nhân nên tới các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm, kiểm tra và xác định mức độ tổn thương. Nếu chủ quan và không phát hiện sớm chấn thương não bộ, sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh có nguy cơ bị đe dọa.
- Trong một số trường hợp, liệt dây thần kinh được cho là biến chứng của các bệnh lý, ví dụ như bệnh tiểu đường, các dạng bệnh về não: xuất huyết não hoặc u não,… Bên cạnh đó, người mắc bệnh phình động mạch hoặc zona mắt cũng phải cẩn thận, bởi vì họ là đối tượng có nguy cơ cao bị liệt dây thần kinh sọ não số 4.
- Thậm chí, nhiều bệnh nhân sau khi phẫu thuật thần kinh cũng được chẩn đoán bị liệt dây thần kinh số 4. Để hạn chế rủi ro trong phẫu thuật, người bệnh cần điều trị tại những đơn vị uy tín, bác sĩ có chuyên môn vững chắc.
Đối tượng nguy cơ
Một số đối tượng có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 4 là:
- Bẩm sinh: triệu chứng xuất hiện ở mắt từ khi mới sinh ra hoặc trong 6 tháng đầu.
- Tính chất gia đình: Không hẳn 100% con sinh ra của người bệnh sẽ bị di truyền. Nhưng tỉ lệ mắc bệnh cũng khá cao.
- Chấn thương: Chấn thương sọ não hoặc các tác động mạnh vào đầu gây chấn thương đầu.
- Các bệnh lý về mạch máu gây ra bởi đái tháo đường.
- Các bệnh lý nguy hiểm ở não: U não, xuất huyết thân não, di căn não, nang ấu trùng sán lợn ở não…
- Các bệnh lý khác: Zona mắt, viêm xoang và phẫu thuật thần kinh, phình động mạch….
- Nguyên nhân hiếm gặp: Bệnh cơ cứng rải rác.
Chẩn đoán
Thông qua khám mắt bác sĩ không khó để chẩn đoán liệt dây thần kinh VI. Tuy nhiên không dễ dàng để xác định nguyên nhân gây liệt. Ngoài việc khám mắt bác sĩ có thể cho bệnh nhân làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: xét nghiệm máu, chọc dò tủy sống để tìm nguyên nhân do nhiễm trùng, viêm mạch hay chảy máu trong não.
Bệnh nhân cũng có thể cần chụp CT Scan hoặc MRI sọ não hốc mắt để loại trừ khối u chèn ép hốc mắt, sọ não hoặc những bất thường tại não gây tăng áp nội sọ.
Đôi khi sau khi làm tất cả xét nghiệm nhưng bác sĩ không tìm ra nguyên nhân gây bệnh.Vì vậy, tùy thuộc vào nguyên nhân mà có hướng điều trị khác nhau:
- Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm virus thường không cần điều trị đặc hiệu bệnh có thể tự hồi phục theo thời gian.
- Trong những trường hợp liệt VI do nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh, kháng viêm và hẹn tái khám để theo dõi, đánh giá.
- Bệnh nhân có những nguyên nhân toàn thân như khối u chèn ép, xuất huyết não, viêm mạch…bệnh nhân sẽ được gửi khám và điều trị phối hợp chuyên khoa khác. Những bệnh nhân bị chấn thương thường được theo dõi từ 6 tháng đến 1 năm và có thể liệt dây VI không thể phục hồi. Trong thời gian đó bệnh nhân có thể dùng miếng che mắt tổn thương, có thể đeo lăng kính, tiêm Botulinum vào cơ đối vận làm liệt cơ tạm thời trong một thời gian ngắn tạo sự cân bằng 2 mắt.
Cuối cùng nếu sau thời gian theo dõi không cải thiện có thể lựa chọn phẫu thuật chỉnh cơ.
Phòng ngừa bệnh
Bệnh liên quan đến dây thần kinh số 4 không phải lúc nào cũng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, nếu người bệnh có thể kiểm soát tốt các nguyên nhân gây bệnh có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện bệnh.
Các biện pháp có thể được áp dụng hiệu quả như:
- Hạn chế chấn thương vùng đầu.
- Điều trị ổn định bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
- Điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả.
- Điều trị dứt điểm các bệnh nhiễm trùng hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị như thế nào?
Như đã phân loại ở trên, liệt dây thần kinh số IV có thể ảnh hưởng đến một hoặc hai bên mắt. Vì cơ chéo trên bị liệt nên mắt của người bệnh không khép lại như bình thường được và họ nhìn thấy hình ảnh đôi trong đó một ảnh ở bên trên và một ảnh hơi chếch sang phía đối diện. Kết quả của tình trạng này chính là người bệnh phải nhìn vào trong và nhìn xuống khiến cho việc đi xuống cầu thang gặp không ít khó khăn.
Trong quá trình thăm khám bác sĩ có thể phát hiện các liệt vận nhãn kín đáo gây ra triệu chứng cơ năng nhưng không có triệu chứng thực thể. Xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này bằng chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI. Các phương pháp điều trị bệnh liệt dây thần kinh số IV hiện đang được áp dụng gồm:
- Điều chỉnh lăng kính: áp dụng cho bệnh nhân lác mắt nhẹ đi kèm song thị không xoáy.
Phẫu thuật:
- Hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng nhiệt nhất là làm yếu cơ chéo dưới bên phía mắt liệt và gấp gân cơ chéo trên. Nếu cần thiết có thể kết hợp cả hai hình thức phẫu thuật này ở vùng trên của một mắt.
- Trường hợp yếu tố xoáy trội hơn thì phẫu thuật sẽ có lợi thế hơn vì phần trước của gân cơ tác động vào động tác xoáy còn phần sau lại tác động đến động tác đứng. Lác sẽ được điều chỉnh xoáy ra ngoài bằng cách chuyển dịch ra phía trước và sang phía trước gân cơ chéo trên.
- Tuy nhiên, điều trị liệt dây thần kinh số IV bằng phẫu thuật cần cân nhắc vì sau hậu phẫu có thể tồn tại dai dẳng triệu chứng song thị. Trước khi phẫu thuật người bệnh cần có khoảng 4 – 6 tháng để tự hồi phục liệt mắc phải hoặc liệt bẩm sinh có cơ hội được bù trừ trở lại. Đối với trẻ đang trong độ tuổi trưởng thành mặc dù độ lác được bù trừ tốt nhưng tư thế vẹo đầu rất rõ nên cần phẫu thuật để tránh bị vẹo lệch cột sống trong tương lai.
Hi vọng với những chia sẻ trên giúp các bạn hiểu hơn về liệt dây thần kinh số 4.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.