Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Liệt dây thần kinh khứu giác là gì? Những điều cần biết về liệt dây thần kinh khứu giác
Bất kỳ vấn đề nào trong hệ thống khứu giác – tắc nghẽn hoặc tắc nghẽn trong mũi, viêm niêm mạc, bệnh thần kinh khứu giác hoặc chức năng não bị thay đổi đều ảnh hưởng đến khả năng ngửi và có thể dẫn đến mất khứu giác. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về những điều cần biết về liệt dây thần kinh khứu giác qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Dây thần kinh khứu giác gồm những sợi trục của tế bào khứu giác nằm ở niêm mạc mũi. Các sợi này tập hợp lại đi qua lỗ sàng của xương bướm vào hành khướu của não. Tới đây, nó tiếp nối với các tế bào thần kinh của hành khửu.
Khi có rối loạn về dây thần kinh khứu giác có thể gây ra tình trạng rối loạn mùi vị, mất hoặc giảm khứu giác và nặng hơn là ảo khứu giác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhận thức khứu giác và nhận thức vị giác thường có ảnh hưởng sâu sắc tới nhau. Mất vị giác (ageusia) có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác như bị mất khứu giác.
Triệu chứng
Triệu chứng tổn thương dây thần kinh I (dây thần kinh khứu giác) được ghi nhận là:
- Khứu giác bị suy giảm hoặc mất chức năng.
- Ảo khứu giác: thường cảm thấy có các mùi hắc, hôi thối khó chịu rất hiếm thấy trong tự nhiên; nguyên nhân thường do các cơn động kinh thái dương, u thùy trán, u thùy thái dương.
Nguyên nhân
Nguyên nhân tổn thương dây thần kinh I có thể do một số bệnh như:
- Do khối u, viêm hốc mũi do tổn thương neuron.
- Tổn thương hành dải khứu do viêm màng não mủ, lao, u hố sọ trước.
- Chấn thương hoặc vỡ nền sọ trước
- U thần kinh đệm hoặc u màng não của dây I, u tuyến yên
- Rối loạn phân ly.
Đối tượng nguy cơ
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số I. Tuy nhiên sau 50 tuổi, khả năng ngửi và nếm bắt đầu giảm dần. Biểu mô khứu giác trở nên mỏng hơn và khô hơn, các dây thần kinh khứu giác bị thoái hóa. Người cao tuổi vẫn có thể phát hiện ra mùi mạnh, nhưng phát hiện mùi tinh tế thì khó hơn.
Người bị viêm màng não mủ, u, lao hay chấn thương có nguy cơ bị liệt dây số I cao hơn.
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi bạn về thời gian bắt đầu bị mất khứu giác, có ngửi được mùi nào hay không hay bạn không thể ngửi được mùi nào, vị giác có bị ảnh hưởng hay không,… Qua từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ được thực hiện một hoặc nhiều các xét nghiệm như:
- Chụp CT, dùng tia X để kiểm tra chi tiết hộp sọ.
- Chụp MRI để xem cấu trúc não.
- Chụp X-quang hộp sọ.
- Nội soi mũi.
Phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa các bệnh lý của dây thần kinh khứu giác, cần:
- Phòng và điều trị các nguyên nhân gây rối loạn khứu giác nói trên, như chữa các bệnh: Cảm, cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm xoang… một cách triệt để.
- Trong sinh hoạt mọi người nên đeo khẩu trang bảo vệ tránh khói, bụi, không khí lạnh… mỗi khi ra đường. Nên có thói quen rửa mũi bằng nước muối sinh lý từ 2-3 lần hàng ngày hoặc mỗi khi đi ra ngoài về nhà để làm sạch niêm mạc mũi.
- Luyện tập khứu giác như ngửi mùi các loại hoa, thức ăn cho quen… để kịp thời phát hiện những thay đổi bất thường của khứu giác và điều trị khi bệnh mới phát triển…
- Không hút thuốc lá
Điều trị như thế nào?
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các bệnh lý của dây thần kinh khứu giác có thể được điều trị bằng các phương pháp như:
- Điều trị nguyên nhân: Nếu nguyên nhân là do tổn thương dây thần kinh khứu giác, có thể điều trị bằng các thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, hoặc phẫu thuật.
- Điều trị triệu chứng: Nếu không thể điều trị được nguyên nhân, có thể điều trị triệu chứng bằng các thuốc kích thích khứu giác.
Những người bị mất khứu giác bẩm sinh không có khả năng ngửi được mùi suốt đời và không có khái niệm gì về mùi. Hiện nay, không có phương pháp chữa trị hay điều trị chứng mất khứu giác bẩm sinh.
Trong khi đó, mất khứu giác có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu tìm được nguyên nhân và điều trị sớm. Mất mùi do cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng xoang thường sẽ tự hết sau vài ngày. Nếu tình trạng này kéo dài có thể đến gặp bác sĩ để tìm các nguyên nhân nghiêm trọng hơn.