Tổng quan chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Đối tượng nguy cơ
Chuẩn đoán
Phòng ngừa bệnh
Cách điều trị
Bướu huyết thanh là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bướu huyết thanh
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là một bất thường xảy ra tương đối phổ biến trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Trong đó, một lượng máu nhỏ tạo thành khối sưng ngay bên dưới da đầu của con bạn. Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu về Bướu huyết thanh qua bài viết dưới đây.
Tổng quan chung
Bướu huyết thanh là sự sưng hoặc phù nề của da đầu trẻ sơ sinh, xuất hiện dưới dạng cục u hoặc khối sưng trên đầu ngay sau khi sinh. Tình trạng này là vô hại và thường là do áp lực đặt lên đầu trẻ sơ sinh trong khi sinh. Nó không ảnh hưởng đến não hay xương sọ. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các vấn đề khác chẳng hạn như vàng da.
Triệu chứng
Dấu hiệu nhận biết rối loạn này khá đơn giản. Trên đầu trẻ, ngay sau khi sinh, xuất hiện một khối phình. Khối phình này có thể mềm và hơi sưng. Về sau, khối sưng dưới da bị vôi hóa, trở nên cứng hơn. Quá trình vôi hóa này sẽ làm cho khối sưng nhỏ dần và biến mất theo thời gian mà không cần phải can thiệp.
Nguyên nhân
Bướu huyết thanh là hiện tượng được tạo thành trong quá trình sinh con qua đường âm đạo, khi có áp lực chèn ép, tác động vào đầu trẻ, làm sưng nề, bầm tím. Các áp lực này có thể đến từ thành âm đạo và tử cung trong giai đoạn người mẹ mang thai và chuyển dạ đặc biệt khi mẹ sinh con bằng đường tự nhiên, khiến các mạch máu rất nhỏ ở da đầu trẻ bị tổn thương hoặc bị vỡ, gom tụ lại thành một khối sưng nhỏ.
Ngoài ra, vẫn có một số yếu tố nguy cơ gây ra hiện tượng bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Thai to: Trẻ có cân nặng càng lớn thì càng gặp nhiều khó khăn khi chui qua khung chậu và âm đạo của người mẹ, thời gian sinh nở kéo dài cũng là yếu tố gây nên bướu huyết thanh.
- Do ảnh hưởng của các cơn co tử cung: Gây tê màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả trong sản khoa, tuy nhiên phương pháp này có thể làm tê liệt phần cơ thể dưới khiến các cơn co tử cung đẩy trẻ ra ngoài của sản phụ giảm hiệu quả.
- Do các dụng cụ sản khoa: Dụng cụ kẹp, hút hỗ trợ trong sản khoa có thể gây tổn thương đỉnh đầu hoặc phần cơ thể của trẻ.
- Vỡ ối sớm, ối trong tử cung thấp, các vị trí ngôi thai… cũng là yếu tố gây bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh.
Đối tượng nguy cơ
- Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ phát triển bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh bao gồm: Vỡ ối sớm, lượng nước ối trong tử cung ít, sinh em bé lần đầu, co thắt Braxton-Hicks, thời gian quá trình chuyển dạ kéo dài, vị trí của thai nhi (chẳng hạn như đầu hướng xuống dưới).
- Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ sinh trong quá trình sinh nở chẳng hạn như kẹp, hút.
- Trong trường hợp bướu huyết thanh được hình thành do quá trình sử dụng dụng cụ hỗ trợ sinh sản để đưa thai ra ngoài thường được gọi là “chignon”. Và tình trạng này sẽ biến mất sau vài giờ đến vài ngày khi trẻ được sinh.
Chẩn đoán
Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường được xác định bằng cách kiểm tra thể chất và không cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung. Khi cần thiết, các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá tình hình của bé một cách cụ thể hơn.
Trong một số trường hợp bướu máu, hộp sọ của trẻ có thể xuất hiện vết nứt. Vì vậy cần tiến hành chụp X-quang để đánh giá tình hình xương sọ một cách chuẩn xác nhất.
Phòng ngừa bệnh
Hiện tại chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh cụ thể. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đi khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện bất thường thai nhi sớm và có biện pháp can thiệp nếu cần.
Điều trị như thế nào?
Mặc dù hầu hết bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh sẽ tự lành. Nhưng cũng rất quan trọng khi theo dõi kĩ những dấu hiệu có thể gây nguy hiểm cho trẻ như khối máu tụ sưng to hơn, sốt, da xanh xao hoặc vàng da. Cần đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và can thiệp kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ về bướu huyết thanh. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.