Bệnh viêm mào tinh hoàn: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm của tinh hoàn đôi khi đi kèm với viêm tinh hoàn. Người bệnh cảm thấy phần mào tinh hoàn sưng tấy bìu gây ra những cơn đau tại các vị trí và các triệu chứng khác. Viêm mào tinh hoàn hầu hết do nhiễm trùng và thường xảy ra ở nam giới dưới độ tuổi 35.
Thông tin về bệnh viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là một dạng viêm tinh hoàn mà tình trạng mào tinh hoàn bị sưng tấy lên và gây đau dữ dội, có thể xảy ra ở nam giới trong mọi lứa tuổi. Mào tinh hoàn là một ống cuộn nằm phía sau tinh hoàn và thực hiện chức năng vận chuyển tinh trùng. Bệnh thường tiến triển theo hai dạng: Viêm mào tinh hoàn cấp tính và viêm mào tinh hoàn mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mào tinh hoàn
Tình trạng viêm mào tinh hoàn có thể do các nguyên nhân sau đây:
- Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn
Viêm mào tinh hoàn do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất. Đa số các trường hợp ở nam giới dưới độ tuổi 35 đều do các tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở ống dẫn tinh hoặc thừng tinh. Ở nam giới trên 35 tuổi, viêm mào tinh hoàn thường xảy ra ở những bệnh nhân có các bất thường đường niệu hoặc đã qua can thiệp thủ thuật tiết niệu gần đây.
- Viêm mào tinh hoàn không do vi khuẩn
Viêm mào tinh hoàn có thể gây ra bởi virus hoặc nấm. Nguyên nhân không nhiễm trùng có thể bao gồm kích ứng hoá chất hoặc trào ngược nước tiểu vào mào tinh hoàn.
Triệu chứng của bệnh viêm mào tinh hoàn
Bệnh viêm mào tinh hoàn biểu hiện đặc trưng bởi những cơn đau ở bìu với cường độ cao. Những trường hợp nặng cơn đau sẽ lan rộng đến bụng người bệnh. Mào tinh hoàn của người bệnh cũng sẽ sưng tấy, sung xuyết và xơ cứng.
- Triệu chứng của viêm mào tinh hoàn có thể kể đến bao gồm:
- Đau bìu, cơn đau có thể lan đến vùng bụng.
- Chảy mủ niệu đạo.
- Buồn nôn và nôn, sốt.
- Đau khi chạm hoặc nắn tinh hoàn, mào tinh hoàn.
- Mào tinh hoàn sưng.
- Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp.
Cách điều trị viêm mào tinh hoàn ở nam giới
Cách điều trị viêm mào tinh hoàn phụ thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh. Tỷ lệ điều trị thành công đối với những trường hợp cấp tính thường rất cao. Khi bệnh tiến triển sang tình trạng mãn tính, người bệnh cần kiểm soát triệu chứng và điều trị hợp lý để bệnh có thể ổn định trong thời gian dài.
- Điều trị nội khoa
Điều trị viêm mào tinh hoàn thường bắt đầu bằng kháng sinh kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Loại kháng sinh được sử dụng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nhiễm trùng nặng kèm theo triệu chứng sốt cao và nôn mửa không giảm sau khi sử dụng kháng sinh, người bệnh sẽ được nhập viện điều trị và sử dụng thuốc giảm đau đường tĩnh mạch.
- Chăm sóc tại nhà
Người bệnh nên nghỉ ngơi từ 1 đến 2 ngày và nâng vùng bị tổn thương lên cao để giảm sưng đau. Chườm đá cũng có thể giúp giảm sưng.
- Can thiệp phẫu thuật
Trong trường hợp áp xe đã xuất hiện hoặc tổn thương nặng, phẫu thuật có thể được thực hiện để dẫn dịch ra ngoài hoặc cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tinh hoàn hay mào tinh hoàn.
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị y tế, thay đổi chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp giảm triệu chứng khó chịu và rút ngắn thời gian điều trị.
Lời khuyên từ Pharmacity
Nếu bạn có triệu chứng viêm mào tinh hoàn như sưng, đau, và khó chịu, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị. Ngoài ra, đặt lịch hẹn với bác sĩ để kiểm tra định kỳ sức khỏe nam giới là một cách quan trọng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến tinh hoàn và mào tinh hoàn.
5 FAQ về viêm mào tinh hoàn
1. Viêm mào tinh hoàn có di truyền không?
Viêm mào tinh hoàn không phải là một bệnh di truyền, nó thường xảy ra do nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, hoặc do kích ứng hoá chất và trào ngược nước tiểu.
2. Tôi nên làm gì nếu phát hiện triệu chứng viêm mào tinh hoàn?
Nếu bạn phát hiện có triệu chứng viêm mào tinh hoàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa trên tình trạng của bạn.
3. Viêm mào tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Viêm mào tinh hoàn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn có kế hoạch sinh con trong tương lai, hãy điều trị viêm mào tinh hoàn kịp thời để tránh các vấn đề tình dục và hiếm muộn.
4. Tôi có thể ngăn ngừa viêm mào tinh hoàn như thế nào?
Bạn có thể ngăn ngừa viêm mào tinh hoàn bằng cách duy trì vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm trùng.
5. Tôi cần lưu ý những điều gì sau khi điều trị viêm mào tinh hoàn?
Sau khi điều trị viêm mào tinh hoàn, bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và điều trị đầy đủ kháng sinh để tránh tái phát nhiễm trùng. Bạn cũng nên kiểm tra định kỳ sức khỏe nam giới để phát hiện sớm các vấn đề liên quan.
Bài viết trên là thông tin tham khảo về cách điều trị viêm mào tinh hoàn ở nam giới. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị cụ thể cần dựa trên tình trạng sức khỏe và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Tổng hợp
