Các bệnh theo mùa phổ biến thường gặp
Khi thời tiết giao mùa, ngày nắng đẹp hay cơn mưa có thể là những điều chúng ta mong đợi, nhưng một thực tế không thể phủ nhận, những lúc giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến hệ thống miễn dịch của chúng ta dễ bị suy yếu, điều này dẫn đến dễ mắc các bệnh giao mùa. Bài viết sẽ giúp chúng ta nắm rõ hơn các bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng ngừa để hệ miễn dịch được khoẻ mạnh.
Các bệnh giao mùa thường gặp
Cảm lạnh thông thường
Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau. Bệnh cảm lạnh có thể lưu hành ở mọi thời điểm trong năm nhưng phổ biến nhất là vào thời điểm thời tiết trở lạnh vì hầu hết các virus gây cảm lạnh để dễ dàng phát triển ở môi trường có độ ẩm thấp. Bệnh cảm lạnh thông thường chủ yếu ảnh hưởng đến các cơ quan điển hình của đường hô hấp như họng (gây viêm họng), mũi và các xoang (viêm xoang).
Người bệnh cảm lạnh thường xuất hiện các triệu chứng ở mức độ nhẹ như chảy nước mũi, ngạt mũi, ho có đờm, sốt nhẹ, cơ thể gai lạnh. Các triệu chứng này thường biểu hiện chậm rãi, từ từ, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, uể oải trong khoảng từ 3 đến 4 ngày và sẽ tự khỏi trong vòng từ 7 đến 10 ngày.
Cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra ở mũi, họng và phổi, do virus gây ra. Lúc đầu, bệnh cúm có thể giống như cảm lạnh kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi và đau họng.
Tuy nhiên, cảm lạnh thường khởi bệnh chậm hơn trong khi đó bệnh cúm có xu hướng xuất hiện nhanh chóng. Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh cúm bao gồm sốt cũng như đau cơ, ớn lạnh và đổ mồ hôi.
Viêm phổi, viêm phế quản
Viêm phế quản phổi là tình trạng viêm khu trú thành từng mảng ở phế quản và phế nang phổi, có thể ảnh hưởng đến các thùy phổi, làm suy yếu chức năng phổi. Người bệnh bị viêm phế quản phổi thường có các triệu chứng như nghẹt mũi, đau tức ngực, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, đờm màu trắng đục, thậm chí màu vàng xanh hoặc đỏ…
Bệnh do muỗi truyền nhiễm
Bệnh sốt rét:
- Khi trời mưa, nước đọng sẽ giúp ích cho quá trình sinh sản của muỗi. Muỗi mang mầm bệnh từ người nhiễm bệnh sang người khỏe mạnh. Khi bị sốt rét, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ…
- Sự lây lan của bệnh sốt rét có thể được ngăn chặn bằng cách giữ sạch sẽ những khu vực bị đọng nước .
- Sốt xuất huyết có thể rất đau đớn và đe dọa tính mạng. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột với sốt cao, người mệt mỏi rũ rượi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ (đau thắt lưng và đôi khi đau chân), thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới mũi xương ức).
- Mặc dù căn bệnh này là do vi rút sốt xuất huyết gây ra, nhưng vật mang mầm bệnh ở đây là muỗi và do đó việc bảo vệ cơ thể khỏi mọi hình thức muỗi đốt có thể đảm bảo an toàn.
Dị ứng
Rất nhiều người có làn da nhạy cảm thường bị dị ứng khi thời tiết giao mùa. Căn bệnh này gây ra nhiều phiền toái như bong tróc nứt nẻ, nổi mẩn đỏ mề đay, ngứa ngáy sưng phù… trên khắp cơ thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự thay đổi nhiệt độ thất thường của môi trường, cơ thể bạn không kịp thích nghi nên thân nhiệt mất ổn định, cơ thể cũng vì đó mà dễ mắc bệnh hơn.
Bệnh thương hàn
Bệnh do vi khuẩn salmonella gây ra và rất dễ lây lan. Bệnh thương hàn có xu hướng phát triển do ăn phải thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Bạn nên biết rằng ngay sau khi khỏi bệnh, một số bệnh nhân vẫn có thể tồn tại vi khuẩn gây bệnh bên trong túi mật.
Người mắc bệnh thương hàn thường có chứng sốt kéo dài, ung thư dạ dày, sau đó đi kèm hoặc tiêu chảy…
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mí mắt đang bị viêm nhiễm. Đau mắt đỏ thường xảy ra khi thời tiết giao mùa và do virus, vi khuẩn hoặc tác nhân dị ứng gây ra.
Các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến nhất bao gồm:
- Đỏ ở một hoặc cả hai mắt.
- Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
- Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
- Chảy nhiều rỉ mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng
Đau xương khớp
Đau xương khớp là tình trạng khớp giữa các xương hoạt động kém linh hoạt, cứng khớp, và gây ra cảm giác đau đớn. Đau xương khớp là tình trạng hay xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi.
Tình trạng này xảy ra thường do một số vấn đề bệnh lý như thoái hóa khớp, bong gân, chấn thương, bệnh gout, viêm gân và một số bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt thấp khớp và thủy đậu. Các triệu chứng của đau xương khớp có thể bao gồm:
- Đau lưng.
- Viêm mắt, phổi và van tim.
- Sưng và cứng khớp cột sống và khớp cùng chậu
Cách phòng ngừa như thế nào
Giữ vệ sinh cá nhân, tạo môi trường sinh hoạt thông thoáng
Bước đầu tiên để phòng ngừa bệnh gió mùa là giữ vệ sinh cá nhân. Một số biện pháp như:
- Rửa tay thường xuyên và mang theo nước rửa tay khi ra ngoài.
- Tránh chạm vào mắt, mũi, miệng bằng tay chưa rửa sạch.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Vệ sinh, sát khuẩn vùng họng, răng miệng bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch súc miệng khác sẽ giúp loại bỏ và hạn chế sự sinh sôi phát triển của các vi khuẩn có hại.
- Ngoài ra, cần tạo môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng.
- Hạn chế tập trung chỗ đông người, đặc biệt hạn chế trò chuyện với người mắc bệnh cúm và các bệnh đường hô hấp.
Tăng cường sức đề kháng, thực hiện chế độ ăn lành mạnh
Để tăng cường đề kháng, cách tốt nhất là chúng ta cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý, khoa học. Cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Ăn đa dạng các loại thực phẩm và tăng cường các loại thức ăn giúp nâng cao hệ miễn dịch như:
- Các thức ăn giàu protein (chất đạm), omega 3 có trong cá, các loại thực phẩm giàu vitamin và vi chất như sắt, kẽm, selen,…
- Ăn nhiều rau củ quả và các loại hạt.
- Hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn.
- Ăn lượng dầu mỡ vừa phải, giảm lượng đường và muối.
- Chú ý uống đủ nước và đúng cách.
- Ngoài ra cần lưu ý bảo đảm các quy tắc về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Tăng cường bổ sung vitamin trong các loại rau, củ, quả và uống nhiều nước. Nên sử dụng thêm các loại nước ép bổ sung vitamin C như nước cam, nước ổi…
Rèn luyện thể dục, thể thao
Việc rèn luyện thể dục thể thao giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Khi cơ thể bị virus xâm nhập, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ tấn công nhanh hơn và tiêu diệt các loại virus gây hại đó.
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi ngày bạn cần vận động thể dục thể thao từ 30 phút – 1 tiếng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giữ ấm cơ thể
Giữ ấm cơ thể giúp thân nhiệt luôn được ổn định, mặc đủ ấm vào buổi sáng và buổi tối, đội mũ nón khi đi ra ngoài trời. Lưu ý cần có một chế độ sinh hoạt làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không nên thức quá khuya.
Tiêm phòng vacxin
Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp phòng bệnh giao mùa hiệu quả nhất.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.